Hành trình 32 năm chú mèo máy Doraemon đến với trẻ em Việt Nam

Trong tuần đầu phát hành năm 1992, bốn tập Doraemon (tên cũ là Đôrêmon) đã bán hết 40.000 bản ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tới nay, chú mèo máy đến từ đất nước mặt trời mọc đã trở thành tuổi thơ của hàng triệu người Việt Nam.

Mỗi khi nhắc đến những cái tên thân quen như Nôbita, Xuka, Chaien, Xêkô... chắc hẳn rất nhiều người sẽ nhớ tới nhiều kỷ niệm khó quên về một thời từng say mê với bộ truyện "Đôrêmon". Ngay khi có mặt tại Việt Nam, chú mèo máy tới từ tương lai đã trở thành người bạn đồng hành tuổi thơ nhiều thế hệ.

Từ ngày 13 đến 22/9, Nhà xuất bản Kim Đồng và các đối tác tổ chức triển lãm Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam, trưng bày các ấn bản đầu tiên, một số bìa sách đẹp, gắn với nhiều mốc phát triển của bộ manga ở Việt Nam. Lượng người đến triển lãm dịp cuối tuần lên đến 4.000 - 5.000, các ngày còn lại khoảng 250-300 người.

Doraemon là bộ truyện tranh của Nhật Bản dành cho thiếu nhi của tác giả Fujiko.F.Fujio (tên thật là Hiroshi Fujimoto). Ý tưởng về nhân vật mèo máy Doraemon xuất phát rất tình cờ. Trong một lần bí đề tài, Họa sĩ Fujimoto Hiroshi đã nảy ra ý tưởng kết hợp chú mèo và món đồ chơi lật đật của con gái. Từ 2 hình ảnh này, ông đã xây dựng nên nhân vật mèo máy với vẻ ngoài dễ thương, gần gũi với trẻ nhỏ.

Thế nhưng, phải mất tới 3 năm từ khi ra đời, khi Doraemon được chuyển thể thành bộ phim hoạt hình chiếu trên tivi thì nó mới trở thành nhân vật nổi tiếng trên toàn quốc.

SỰ KIỆN XUẤT BẢN LỪNG DANH

Năm 1990, ông Nguyễn Thắng Vu - Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng thời ấy - quyết định dịch và biên tập sách từ bản tiếng Thái, với sự cộng tác của họa sĩ Bùi Đức Lâm. Ngày 11/12/1992, tập đầu tiên với tựa đề Chiếc khăn biến hóa phát hành, được coi là ngày Doraemon đến Việt Nam.

Sau một tuần phát hành, bộ tranh truyện gồm 4 tập bán được tới 40.000 bản (10.000 bản/tập) tại Thành phố Hồ Chí Minh - con số thuộc hàng best-seller và hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của Nhà xuất bản.

Trong bài viết đăng ở cuối tập 6 "Cá mập lên bờ" phiên bản 1992, nhà báo Lưu Hồng Cúc cho biết: "Không ai có thể ngờ một cơn sốt tranh truyện đã bùng lên trong bạn đọc nhỏ tuổi ngay mùa thi học kỳ I. Các nhà sách lớn, nhỏ; các quầy sách rải rác khắp thành phố đã trả lời: "hết", trước đôi mắt thèm thuồng chờ đợi của độc giả nhí".

Điện thoại Nhà xuất bản réo liên tục. Và con số tái bản tiếp theo theo đơn đặt hàng đạt tới mức... không tin nổi: 160.000 bản cho 4 tập. Vào thời điểm ấy, những con số trên đã làm rúng động giới xuất bản đang trong mùa ế ẩm...

Ấn phẩm Đôrêmon ngoài cùng bên phải chính là tập đầu tiên đánh dấu chú mèo máy thông minh tới với bạn đọc Việt Nam. Ngay lập tức, cuốn truyện đã làm nên một trong những sự kiện lừng danh của ngành xuất bản Việt Nam; tạo nên cơn sốt chưa từng thấy vào năm 1992.

Ấn phẩm Đôrêmon ngoài cùng bên phải chính là tập đầu tiên đánh dấu chú mèo máy thông minh tới với bạn đọc Việt Nam. Ngay lập tức, cuốn truyện đã làm nên một trong những sự kiện lừng danh của ngành xuất bản Việt Nam; tạo nên cơn sốt chưa từng thấy vào năm 1992.

"Ngày 22/12/1992, do trục trặc ở khâu in ấn (cúp điện), sách ra chậm hơn thông báo. Một quang cảnh nhộn nhịp diễn ra ở sân Nhà xuất bản Kim Đồng: Dân phát hành sách đứng đầy nghẹt, họ chờ đợi Doraemon từng giờ, câu hỏi 'Chừng nào có sách' liên tục truyền miệng. Giới cho thuê sách truyện quanh các trường cấp một không bỏ lỡ dịp may hiếm có: Cho thuê truyện Doraemon tại chỗ - với giá 200 đồng mỗi tập. Thế là lợi cả đôi đường: Trong một ngày, người thuê thu được từ 4.000 đồng - 8.000 đồng, còn độc giả nhí chỉ việc nhịn ăn hai bữa", nhà báo Lưu Hồng Cúc viết.

Ngày 22/12/1992, do trục trặc ở khâu in ấn (cúp điện), sách ra chậm hơn thông báo. Một quang cảnh nhộn nhịp diễn ra ở sân Nhà xuất bản Kim Đồng: Dân phát hành sách đứng đầy nghẹt, họ chờ đợi Doraemon từng giờ, câu hỏi 'Chừng nào có sách' liên tục truyền miệng. (Ảnh: Tư liệu)

Ngày 22/12/1992, do trục trặc ở khâu in ấn (cúp điện), sách ra chậm hơn thông báo. Một quang cảnh nhộn nhịp diễn ra ở sân Nhà xuất bản Kim Đồng: Dân phát hành sách đứng đầy nghẹt, họ chờ đợi Doraemon từng giờ, câu hỏi 'Chừng nào có sách' liên tục truyền miệng. (Ảnh: Tư liệu)

Ấn bản Đôrêmon đầu tiên không bản quyền có hình thức độc nhất vô nhị và nội dung được biên tập lại để phù hợp với tâm tư và nhận thức của bạn đọc trong những năm đầu mở cửa. Tên các nhân vật được Việt hóa thành Đôrêmon, Chaien Lồi Rốn, Xêkô Mỏ Nhọn, Đêkhi.

Tới các lần xuất bản "có bản quyền" tiếp theo, tác phẩm dần được đưa gần về với nguyên tác. Từ năm 2010 trở về sau, Doraemon đã bám sát bản gốc, tiệm cận với trải nghiệm của cộng đồng hâm mộ "chú mèo tới từ tương lai" trên toàn cầu.

Ấn bản Đôrêmon đầu tiên không bản quyền có hình thức độc nhất vô nhị và nội dung được biên tập lại để phù hợp với tâm tư và nhận thức của bạn đọc trong những năm đầu mở cửa.

Ấn bản Đôrêmon đầu tiên không bản quyền có hình thức độc nhất vô nhị và nội dung được biên tập lại để phù hợp với tâm tư và nhận thức của bạn đọc trong những năm đầu mở cửa.

CÀNG PHÁT HÀNH, GIÁ CÀNG... GIẢM

Một điều "độc nhất vô nhị" khác của bộ truyện là càng phát hành, giá bán của ấn phẩm càng... giảm. Các cuốn truyện đầu tiên có giá 3.000 đồng, sau đó xuống còn 2.800 đồng rồi tiếp tục xuống 2.500 đồng. Hiếm có cuốn truyện nào càng phát hành càng rẻ, do số lượng bản in ngày một lớn, chi phí được điều chỉnh.

Giá truyện giảm dần theo số lượng phát hành - điểm hiếm có trong ngành xuất bản thời điểm những năm 1990.

Giá truyện giảm dần theo số lượng phát hành - điểm hiếm có trong ngành xuất bản thời điểm những năm 1990.

Cũng vì giá hạ xuống, độ phủ của Đôrêmon càng lớn hơn. Cuốn truyện trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả sinh ra trong thập niên 1980 và lớn lên trong thập niên 1990.

Dấu mốc tiếp theo trong hành trình "phiêu lưu của chú mèo máy xanh" là mùa hè năm 1993, những tập truyện dài đầu tiên, bao gồm: Lâu đài dưới đáy biển, Cuộc phiêu lưu vào lòng đất, Pho tượng thần khổng lồ... được xuất bản. Lần này, hàng triệu trẻ em Việt Nam được sống với những cuộc du hành kỳ thú, hồi hộp của Nôbita và bạn bè.

Dấu mốc tiếp theo trong hành trình "phiêu lưu của chú mèo máy xanh" là mùa hè năm 1993, những tập truyện dài đầu tiên, bao gồm: Lâu đài dưới đáy biển, Cuộc phiêu lưu vào lòng đất, Pho tượng thần khổng lồ... được xuất bản.

Dấu mốc tiếp theo trong hành trình "phiêu lưu của chú mèo máy xanh" là mùa hè năm 1993, những tập truyện dài đầu tiên, bao gồm: Lâu đài dưới đáy biển, Cuộc phiêu lưu vào lòng đất, Pho tượng thần khổng lồ... được xuất bản.

Ngày 17/2/1995, tập Đôrêmon 77 và 78 được phát hành, chính thức kết thúc giai đoạn "không bản quyền" tại Việt Nam. Tháng 1/1996, tác giả Fujiko F. Fujio đến Việt Nam ký thủ tục bản quyền bộ truyện. Ông cùng nhà xuất bản Shogakukan góp một tỷ đồng (tiền bản quyền bộ sách trong bốn năm đầu ở Việt Nam) vào Quỹ học bổng Doraemon. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng góp thêm một tỷ đồng từ lợi nhuận bộ truyện. Đến nay, quỹ vẫn hoạt động, trao nhiều phần quà cho các học sinh nghèo vượt khó mỗi năm.

Năm 1998, Đôrêmon tái bản lần thứ nhất với tranh bìa theo bản gốc tiếng Nhật, giữ tên nhân vật theo bản in năm 1992. Đến năm 2006, có khoảng 40 đến 50 triệu bản Đôrêmon phát hành ở Việt Nam.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Những ấn bản chính của Đôrêmon/Doraemon qua các thời kỳ.

Năm 2010, Nhà xuất bản Kim Đồng ngưng phát hành các đầu sách với tên Đôrêmon, thay thế bằng Doraemon, với bản dịch bám sát tiếng Nhật. Các nhân vật khác cũng được đổi về tên gốc thành Shizuka, Jaian, Suneo, Dekisugi.

Hình thức sách cũng thay đổi, với việc in từ phải qua trái, giống cách đọc manga ở Nhật. Sau thời kỳ này, ngoài bản truyện tranh truyền thống, Doraemon tiếp cận độc giả qua các kênh như phim điện ảnh, phim hoạt hình dài tập, truyện tranh màu.

"Có thể nói bộ manga này chính là đại diện tiêu biểu cho quá trình phát triển và hội nhập của ngành xuất bản truyện tranh Việt Nam nói riêng, toàn cảnh văn hóa đại chúng Việt Nam nói chung", Giám tuyển triển lãm, Nhà nghiên cứu độc lập về truyện tranh ChuKim nhận định.

CÁM ƠN VÌ ĐÃ THÀNH MỘT PHẦN TUỔI THƠ TÔI

"Cám ơn vì đã trở thành một phần tuổi thơ của tôi" - Đó là một trong hàng trăm chia sẻ của những người tới tham dự triển lãm. Doraemon vượt qua cả một nhân vật trong manga để trở thành người bạn tinh thần cho hàng triệu trẻ em Việt Nam thế hệ 8,9X; trước khi tiếp tục "đồng hành" cùng các thế hệ mầm non tiếp theo.

Không quá khó để bắt gặp trên giá sách của lũ trẻ, dù ở thời kỳ nào, những cuốn Doraemon được xếp gọn ghẽ. Mép mỗi cuốn đều sờn rách vì bị... đọc đi đọc lại nhiều lần.

Lý giải về sức hút "trường kỳ" của tác phẩm, Giám tuyển ChuKim nhận định: "Tác giả Fujio. F. Fujio không hoàn toàn coi sáng tác của mình là một tác phẩm khoa học viễn tưởng. Theo ông, những câu chuyện của ông thường có yếu tố khoa học viễn tưởng nhưng không nhất thiết phải là khoa học viễn tưởng cứng nhắc hay phức tạp. Thay vào đó, chúng mang đến những điều kỳ diệu, thú vị và có phần huyền bí, tạo nên sức hút đặc biệt đối với độc giả mọi lứa tuổi".

Cám ơn vì đã lớn cùng chúng tớ...

Cám ơn vì đã lớn cùng chúng tớ...

Trong truyện, cậu bé Nobita hậu đậu, nhút nhát, kém cỏi, thường bị bạn bè bắt nạt nhưng không bao giờ thôi mong muốn bản thân tốt lên đã lay động trái tim hàng triệu độc giả nhí.

Từng mẩu truyện ngắn vừa đem lại tiếng cười, vừa là những bài học nhẹ nhàng. Chẳng cần phải tìm cách nhồi nhét lời giáo huấn nào, vẫn thực sự trở thành món ăn tinh thần tuyệt vời cho các em nhỏ.

Từ góc độ nghệ thuật, các mẩu truyện ngắn được sáng tác nhằm xây dựng hình ảnh các nhân vật chính mang cá tính rất riêng. Chú mèo máy Doraemon (Đôrêmon) tận tâm, đáng tin cậy và có phần ngốc nghếch. Nobita (Nôbita) lười nhác, mải chơi, yếu đuối, vụng về. Shizuka (Xuka) điệu đà, yếu ớt. Suneo (Xêkô) lẻo mép, ích kỷ nhưng khi cần vẫn vô cùng hào hiệp. Jaian (Chaien) hung dữ song không kém phần tốt bụng, trượng nghĩa.

Đặc biệt, trong các truyện dài, các nhân vật khi trải qua hành trình phiêu lưu lại liên tục trưởng thành, thể hiện sự đoàn kết, nhân hậu và quả cảm. Điều ấy càng khiến cho các bạn nhỏ nuôi dưỡng được niềm yêu thích, đam mê khám phá cuộc sống để trở nên tốt hơn từng ngày.

Những độc giả ở nhiều lứa tuổi hào hứng với hành trình 32 năm chú mèo máy xanh tới với Việt Nam.

Những độc giả ở nhiều lứa tuổi hào hứng với hành trình 32 năm chú mèo máy xanh tới với Việt Nam.

Ảnh: Thành Đạt

Ảnh: Thành Đạt

THÀNH ĐẠT - SƠN BÁCH

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/hanh-trinh-32-nam-chu-meo-may-doraemon-den-voi-tre-em-viet-nam-post832110.html