Hành trình Qatar hướng tới World Cup 2022

Đến giờ quá trình chuẩn bị chuyên môn cho World Cup 2022 tổ chức trên sân nhà của Qatar vẫn đang có kết quả tốt.

Năm 2010, đất nước Qatar nổi tiếng giàu có bậc nhất thế giới với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng vượt qua vòng bỏ phiếu để được chọn làm địa điểm tổ chức World Cup 2022. Ảnh AFC

Năm 2010, đất nước Qatar nổi tiếng giàu có bậc nhất thế giới với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng vượt qua vòng bỏ phiếu để được chọn làm địa điểm tổ chức World Cup 2022. Ảnh AFC

Năm 2010, đất nước Qatar nổi tiếng giàu có bậc nhất thế giới với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng vượt qua vòng bỏ phiếu để được chọn làm địa điểm tổ chức World Cup 2022. Đất nước với dân số 2,6 triệu người là nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới: 129.700 USD/năm đã không tiếc tiền chuẩn bị cho đội tuyển.

Làm bóng đá kiểu nhà giàu

Người Qatar cũng là chủ nhân của khối tài sản trị giá hơn 335 tỷ USD trên khắp thế giới, bao gồm tòa nhà The Shard tại London (Anh), hiện là tòa nhà cao nhất châu Âu. Ngoài việc xây dựng học viện bóng đá hiện đại theo mô hình của Barca, Qatar liên tục cho các cầu thủ trẻ thi đấu quốc tế để trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Không chỉ thành lập cả một lò đào tạo tài năng bóng đá trẻ, Qatar còn đã mời Felix Sanchez từ lò Barcelona về huấn luyện đội tuyển quốc gia.

Đội tuyển Qatar đoạt Cúp vô địch châu Á 2019. REUTERS

Năm 2014, Qatar gây tiếng vang khi lần đầu tiên lên ngôi vô địch giải U19 châu Á. Khi đó, đội hình của họ là lứa đầu tiên của lò đào tạo Aspire, trung tâm bóng đá mà Qatar dành rất nhiều công sức và tiền bạc mở ra nhằm đào tạo các cầu thủ trẻ.

Aspire là phiên bản mô phỏng lò La Masia của Barca và được điều hành cũng như giảng dạy từ chính những thành viên đội bóng xứ Catalonia. Qatar thường dùng các cầu thủ ít tuổi hơn quy định các giải đấu để có thêm thời gian cọ xát cho các cầu thủ, chấp nhận việc không có thành tích, thành quả đầu tiên là Qatar vô địch Asian Cup 2019 với lứa cầu thủ tài năng.

Tiền đạo Akram Hassan 24 tuổi nhưng đã tham gia đội tuyển từ năm 2016, chinh chiến 79 trận từ U19 cho đến đội tuyển Qatar. Tương tự chân sút Almoez Ali cũng đã có 68 trận. Hàng tiền vệ trong sơ đồ 4-2-3-1 quen thộc T.Salman (23 tuổi), Youssef (21 tuổi), B.Hisham (23 tuổi), A.Abdullah (23 tuổi) đã cùng nhau chính chiến tại U19, U21 và U23 Qatar.

Cặp trung vệ Tarek Salman và Bassam Hisham sinh năm 1997 nhưng đã thi đấu chững chạc, trở thành hàng trụ cột của đội tuyển Qatar. Có lẽ duy nhất ở vị trí thủ môn Saad Abdullah 30 tuổi là cầu thủ có số lần khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất (53 trận) và là đàn anh lớn tuổi nhất của đội bóng.

Trong đội hình của Qatar hiện tại có nhiều cầu thủ đang chơi ở châu Âu. Cặp tiền vệ Tarek Salman và Khalid Muneer đang chơi cho CLB hạng Ba Tây Ban Nha Atletico Astorga. Tiền vệ phòng ngự Ahmed Moein chơi cho CLB Leonesa ở giải hạng Hai Tây Ban Nha. Tiền vệ Assim Madibo và cầu thủ chạy cánh trái của U23 Qatar là Akram Afif khoác áo K.A.S. Eupen ở giải vô địch quốc gia Bỉ.

U23 Qatar - phiên bản La Masia châu Á hướng tới World Cup 2022

Tại vòng loại, dù chỉ đá kiểm tra nhưng đội tuyển Qatar đang có kết quả rất tốt, nhất bảng E với 4 trận thắng và 1 trận hòa, hơn đội thứ nhìn Oman 1 điểm. HLV Felix Sanchez người Tây Ban Nha đang có dàn cầu thủ trẻ nhiều năm tập luyện, thi đấu bên nhau. Trung phong trẻ Almoez Ali, hộ công H.Al Heidos đang là niềm hy vọng của người dân Qatar hướng tới World Cup 2022.

Thái Lan học tập

Mới đây, Liên đoàn bóng đá Thái Lan quyết định đi theo con đường của Qatar với kế hoạch dài hơi. Theo đó, Thái Lan cũng sẽ không sử dụng đội hình theo đúng độ tuổi cho Asiad hay các giải đấu tương tự. FAT cho biết:

"Từ giờ, Liên đoàn sẽ cử những cầu thủ trẻ đá vượt tuổi trong mọi mặt trận. Điều này có nghĩa là chúng tôi muốn hướng đến tương lai lâu dài cho ĐTQG. Qatar đã làm theo chính sách này và trở thành nhà vô địch châu Á".

"Việc cho các cầu thủ trẻ đá vượt tuổi sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu với họ. Dĩ nhiên chúng ta vẫn hy vọng vào các kết quả tốt nhưng nếu không được thì cầu thủ vẫn có thể đạt được thành tích tốt trong tương lai".

Thực ra, đây cũng không phải là điều mới mẻ, cách đây 15,16 năm thì bản thân lò SLNA cũng thường chấp tuổi đối thủ. Không phải lứa nào cũng thành công, thậm chí có tài năng nhí bị đàn anh đá rát, thui chột luôn.

Điều cốt lõi của hướng đi này là đội bóng phải có được cầu thủ trẻ có năng lực đặc biệt cùng việc các HLV phải tính kĩ về tâm lý, tinh thần, khả năng chơi bóng, trình độ thể lực... thì cho lên đá vượt tuổi mới được. Đến nay, người Nhật Bản đang chuẩn bị cho Olimpics Tokyo 2020 theo hướng này và cũng chưa đem lại thành công.

Đông Hùng

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/hanh-trinh-qatar-huong-toi-world-cup-2022-387842.html