Ngoài việc mang phù sa và nước cho canh tác nông nghiệp, sông Hồng còn là một tuyến vận tải đường thủy huyết mạch ở đồng bằng Bắc Bộ và có nhiều tiềm năng về du lịch sông nước, du lịch văn hóa.
Một bến tàu thủy du lịch cạnh đường Bạch Đằng (Hai Bà Trưng, Hà Nội), nơi du thuyền xuất phát xuôi về phía Nam trong tháng 3/2024.
Anh Quỳnh - thuyền trưởng một tàu thủy du lịch tuyến sông Hồng, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Trước đây, anh từng lái sà lan trên sông Lô ở tỉnh Phú Thọ.
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng ở khu vực trung tâm Hà Nội. Cầu có chiều rộng tới 38m và chiều dài trên 3.600m.
Chân cầu Vĩnh Tuy nhìn từ dưới lòng sông lên. Cầu nằm cạnh khu cảng Hà Nội, phục vụ đắc lực cho vận chuyển hàng hóa.
Tiếp tục xuôi xuống phía Nam sẽ đến cầu Thanh Trì - một cây cầu trọng điểm khác bắc qua sông Hồng, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội.
Cảng Hồng Vân ở địa phận huyện Thường Tín (Hà Nội).
Nhà hàng nổi tại một xã ven sông.
Một du thuyền với sức chứa 40 người, trên tuyến sông Hồng.
Nhà bếp nhỏ gọn trên một tàu thủy du lịch tuyến sông Hồng.
Tuyến sông Hồng này khá tấp nập, ngoài du thuyền và thuyền chài, còn có nhiều tàu vận tải. Trong ảnh là một sà lan của Phú Thọ đi qua đây.
Sà lan tự hành này mang biển số của tỉnh Thái Bình.
Mỗi sà lan như một ngôi nhà nổi, hoạt động nhiều ngày trên sông nước, các thành viên sinh hoạt ngay trên tàu.
Một sà lan mang biển số Ninh Bình tiến tới trạm xăng dầu ven sông.
Cận cảnh buồng lái sà lan. Chủ nhân sà lan này cho biết, con tàu mới được đóng và đưa vào sử dụng, có giá nhiều tỷ đồng.
Bức ảnh này cho thấy mức nước tại thành sà lan khi chở đầy vật liệu (trái) và khi không chở vật liệu (phải).
Một khúc sông rộng, nơi hiện diện cả sà lan và thuyền đánh cá. Đường trung tuyến giữa sông là ranh giới giữa tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội.
Dọc sông Hồng có nhiều bến phà, đáp ứng nhu cầu qua lại của nhân dân hai bên bờ ở những nơi chưa có điều kiện xây cầu.
Bến tàu tại làng gốm Bát Tràng, Hà Nội.
Trung Hiếu/VOV.VN