Những ngày cận Tết Trung thu (Rằm tháng 8) trên khắp các nẻo đường TP Quy Nhơn (Bình Định) rộn ràng bởi âm thanh trống hội, sắc màu rực rỡ của đội múa lân, múa sư tử.
Khi ánh điện lên cũng là lúc đoàn múa lân, sư tử rộn ràng tiếng trống.
Lân-Sư-Rồng đa sắc
Cứ sau màn múa cao trào là các em nhỏ trầm trồ vỗ tay với vẻ mặt đầy phấn khích
Ngạc nhiên, háo hức và vui sướng là tâm trạng thể hiện ngay trong ánh mắt của các bé với các tiết mục biểu diễn mang đậm màu sắc cổ truyền
Các tiết mục múa lân rộn ràng, sôi động đã phá tan áp lực học tập trên trường và thay vào đó là sự hứng khởi, lạ lẫm trong mắt của con trẻ.
Múa lân thường được tổ chức vào trước thềm Tết Trung thu từ những đêm 12 - 13/8 (Âm lịch) và nhộn nhịp nhất vào đêm 14, 15/8 (AL).
Đường phố ngập tràn màu sắc bởi Lân Sư Rồng, tiếng trống thùng thình nhộn nhịp vang lên đem lại tiếng cười, háo hức cho cả trẻ con và người lớn.
Những màn trình diễn đẹp mắt đã thành công thu hút hàng ngàn khán giả. Không chỉ người dân địa phương, rất nhiều khách du lịch cũng chăm chú theo dõi không rời mắt từng bước biểu diễn uyển chuyển của Lân trên những cột dựng sẵn. (Mai Hoa Thung).
Đoàn lân biểu diễn Hoa Mai Thung chắc chắn không thể thiếu nhân vật mà trẻ em vô cùng thích với 72 phép biến hóa. Thậm chí là người lớn vì đã có quá nhiều ký ức đẹp về nhân vật này: Tôn Ngộ Không ( Tề Thiên Đại Thánh).
Đoàn múa Lân Sư Rồng không thể thiếu Ông Địa bụng phệ, đầu hói và tay cầm quạt to phe phẩy. Là hiện thân của Đức Di Lặc - vị Phật hiền lành lúc nào cũng vui tươi, yêu đời. Ông Địa xuất hiện cùng Lân là đem theo may mắn, phước lành, ấm no đến mọi nơi.
Đoàn Lân Sư Rồng năm nay xuất hiện thêm một nhân vật mới, cho đến giờ vãn chưa biết tên.
Các tiết mục múa Lân, ngày hội Lân ở nhiều địa phương là hoạt động giúp gợi nhớ và tôn vinh những nét đẹp cổ truyền của cha ông, đem đến cho khán giả không gian mang đậm sắc màu truyền thống, hoài niệm giữa xã hội hiện đại, công nghiệp hóa.
Dũng Nhân - Nguyễn Gia