Hát Xoan nước nghĩa làng Cao Mại

PTĐT - Thị trấn Lâm Thao trước kia còn có tên là xã Cao Mại, đây là nơi sầm uất gồm có 3 làng, phong tục thuần hậu nên dân gian còn truyền tụng câu thơ: 'Phú Ân thì làng Suối trong/ Đa đình làng Giữa, văn phong làng Ngoài'.

Tục hát Xoan nước nghĩa giữa hai làng An Thái (xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì) và xã Cao Mại (nay là thị trấn Lâm Thao) vào các dịp lễ hội đầu Xuân.

Tục hát Xoan nước nghĩa giữa hai làng An Thái (xã Phượng Lâu - thành phố Việt Trì) và xã Cao Mại (nay là thị trấn Lâm Thao) vào các dịp lễ hội đầu Xuân.

PTĐT - Thị trấn Lâm Thao trước kia còn có tên là xã Cao Mại, đây là nơi sầm uất gồm có 3 làng, phong tục thuần hậu nên dân gian còn truyền tụng câu thơ: "Phú Ân thì làng Suối trong/ Đa đình làng Giữa, văn phong làng Ngoài". Để có được những câu thơ truyền đời ghi nhận sự phát triển của địa phương là bởi nơi đây có các bậc hiền nhân đã che chở, khai hoang, lập ấp, truyền dạy nghề cho dân làng: Đó chính là gia đình Nguyệt Cư công chúa Đại Vương cùng 12 người con trai của ông bà. Công chúa Nguyệt Cư chính là con gái vua Hùng Vương thứ 17 (Hùng Nghị Vương).

Hàng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân thị trấn Lâm Thao lại vui mừng tổ chức lễ hội đầu xuân. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 7 tháng Giêng (âm lịch) nhằm ghi nhớ công lao của gia đình công chúa Nguyệt Cư và phò mã Lý Văn Lang cùng 12 người con của công chúa và phò mã. Đây là lễ hội mang nhiều nét đặc sắc gắn liền với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Ngoài ra nó còn thu hút du khách bởi có tục hát Xoan nước nghĩa giữa hai làng An Thái (xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì) và xã Cao Mại (nay là thị trấn Lâm Thao) mà ít nơi nào có được. Nhân dân 2 làng vẫn lưu truyền 4 câu thơ: "Dân anh mở tiệc thờ thần/ An Thái - Cao Mại 2 dân thọ trường/Mỗi năm là một lần sang/ Giao lưu thọ trường kết nghĩa dài lâu".

Theo quan niệm của dân làng, đây là ngày sinh của người con trai cả Lý Tràng và cũng là ngày các con của công chúa và phò mã dâng lên mẹ cha. Chiều mùng 6, chủ tế cùng quan viên chức sắc và các kép nam ra đầu làng đón phường Xoan để hát từ tối mùng 6 đến rạng sáng ngày mùng 7.Sáng mùng 7, chủ tế và quan viên chức sắc cùng với dân làng rước kiệu công chúa và phò mã từ đình Đông Chấn về Đền Nhà Bà và làm lễ yên vị. Đoàn rước có đủ chiêng, trống, mâm ngũ quả… Trên đường rước, 4 cô đào Xoan của làng An Thái cùng chạy hát song song với kiệu Bà. Theo tích công chúa đau đẻ phải khiêng kiệu chạy vội. Khi kiệu về yên vị tại Đền Nhà Bà, ông chủ tế làm lễ tạ, kết thúc lễ hội.

Hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhân dân thị trấn Lâm Thao lại tổ chức lễ hội đầu xuân ở Đình Đông Chấn nhằm ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân thời Hùng Vương.

Hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhân dân thị trấn Lâm Thao lại tổ chức lễ hội đầu xuân ở Đình Đông Chấn nhằm ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân thời Hùng Vương.

Lễ hội đầu xuân nói chung và tục hát Xoan nước nghĩa nói riêng đang được các thế hệ con cháu thị trấn Lâm Thao và phường Xoan An Thái, xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì) duy trì nhằm gìn giữ các giá trị truyền thống ông cha tổ tiên để lại với đạo lý“Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây”... Thông qua tục hát Xoan nước nghĩa đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống, sự gắn kết tình cảm giữa phường Xoan An Thái với lệ giữ cửa đình tại đình Đông Chấn.

Anh Tú

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/van-hoc-nghe-thuat/hat-xoan-phu-tho/202102/xuan-ve-voi-hat-xoan-nuoc-nghia-lang-cao-mai-175367