Hậu Giang xác định mục tiêu tổng quát là ưu tiên công nghiệp
Một trong những nhiệm vụ đột phá nhiệm kỳ 2020- 2025 của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang là tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp...
Trong nhiệm kỳ mới, Hậu Giang đã xác định mục tiêu tổng quát của tỉnh là ưu tiên công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch.
Cơ sở nào ưu tiên công nghiệp?
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn dân số làm nông nghiệp.
Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 25% nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn hiện thấp hơn bình quân chung của tỉnh. Cạnh đó, sản xuất chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng, các khâu khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ phát triển chưa đồng bộ, thiếu tính liên kết.
Do đó, trong nhiệm kỳ tới, Hậu Giang tập trung vào những khâu còn yếu, nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản đó là công nghiệp chế biến nông sản, thương mại hóa các sản phẩm nông sản.
"Phát triển công nghiệp còn nhằm thúc đẩy khâu sản xuất, phải chủ động nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về chủng loại, mặt hàng để đáp ứng yêu cầu đầu vào của các nhà máy chế biến nông sản, của thị trường. Song song với đó, tỉnh phát triển lĩnh vực thương mại để giải quyết vấn đề thị trường cho nông sản” – ông Lê Tiến Châu nhấn mạnh.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, bên cạnh công nghiệp chế biến, trong bối cảnh dư địa cho phát triển công nghiệp của các địa phương lân cận đang dần đến giới hạn. Trong khi đó, Hậu Giang đang có lợi thế cạnh tranh rất lớn về vị trí địa lý, tiềm năng đất đai và lao động.
Do đó, tỉnh sẽ tận dụng cơ hội này để thu hút những ngành công nghiệp công nghệ cao, như: công nghiệp chế tạo, năng lượng tái tạo và một số ngành công nghiệp ít gây tác động tới môi trường nhằm tạo giá trị kinh tế lớn, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của địa phương.
Giải pháp thực hiện ba nhiệm vụ đột phá
Để tạo động lực mới phát triển tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm phải nỗ lực thực hiện và các giải pháp thực hiện.
Cụ thể, xây dựng hoàn thành và thực hiện nghiêm Quy hoạch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 trên cơ sở đung mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và tầm nhìn Việt Nam đến năm 2050. Các nội dung trong quy hoạch cũng phù hợp với các nội dung định hướng của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Mở rộng quy hoạch phát triển công nghiệp, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Trong đó, hạ tầng phát ưiễ̉n công nghiệp phải đồng bộ, thuận lợi cho nhà đầu tư, phát ưiển hạ tầng giao thông (thủy và bộ) phải phục vụ đắc lực cho phát triển công nghiệp và kết nối tốt với các địa phương, tiểu vùng, vùng, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các chuỗi liên kết, trục phát triển.
Tăng cường đáp ứng vốn đối ứng cho các dự án tài trợ phát triển (ODA), đẩy mạnh huy động nguồn vốn phi chính phủ (NGOs) và huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong cả nhiệm kỳ theo giá thực tế đạt 99.000 - 100.000 tỉ đồng.
Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường và đa dạng hóa các kênh đối thoại với nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, phiền hà doanh nghiệp, nhà đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng và tăng cường thu hút, kêu gọi đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp tiềm lực mạnh và các thành phần kinh tế trong, ngoài nước.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là sớm hoàn thành và vận hành chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, phát triển kỉnh tế số. Triển khai hiệu qua công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động các cơ quan, đơn vị, đảm bảo tối ưu và chất lượng trong thực thi công vụ. Chú trọng đẩy mạnh công tác phối hợp, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Kết quả nổi bật của Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 6,3%/năm, GRDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt 49,96 triệu đồng/người.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt chỉ tiêu nhiệm kỳ, công nghiệp duy trì đà tăng trên 12%/năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được xây dựng, nâng cấp, khai thác tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là công tác thu hút đầu tư.
Xây dựng và phát triển đô thị tiếp tục chuyển biến tích cực, hoàn thành xuất sắc mục tiêu phát triển và nâng loại đô thị.
Thu ngân sách, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải quyết việc làm vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ.
Nhiều trung tâm thương mại đa chức năng, hiện đại đi vào hoạt động, ngành du lịch tuy doanh thu còn khiêm tốn nhưng có tốc độ tăng trưởng đạt cao, nhất là thời điểm cuối nhiệm kỳ.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển. Công tác an sinh, phúc lợi xã hội, chăm lo gia đình có công luôn được quan tâm và thực hiện kịp thời.
Tốc độ giảm nghèo nhanh, trên 2%/năm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng lên.
Cải cách hành chính đạt kết quả vượt bậc, các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh đều tăng điểm qua từng năm. Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh nâng từ nhóm trung bình lên nhóm khá.
Công tác xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đã đạt được những kết quả bước đầu.