HĐND thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Trực tiếp- Sáng nay 7-12, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVIII tiếp tục chương trình làm việc. Đại biểu thảo luận tại về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch năm 2021 và 5 năm 2021 - 2025.

11h35: Kết thúc phiên làm việc buổi sáng

10h15: Đại diện các sở, ngành giải đáp ý kiến của đại biểu

Ông Nguyễn Văn Việt Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, về trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc các công trình nước sinh hoạt tập trung không sử sử dụng được, đến nay, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện xác minh, làm rõ. Đồng thời Sở cũng phối hợp với Sở Tài chính thực hiện việc thanh lý các công trình không sử dụng được.

Đối với việc chậm thanh lý tiền mía cho người dân, Sở đã chỉ đạo công ty thanh toán cho nhân dân, thực hiện làm 2 đợt: đợt 1 từ tháng 10, đợt 2 trong tháng 12. Đối với Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm, Sở đã phối hợp làm việc với chủ thể, đến nay đã có 79 sản phẩm OCOP, đứng thứ 5 trong các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Việc hồ sơ đề xuất công nhận sản phẩm OCOP còn phức tạp, nhiều thủ tục giấy tờ. Ngành sẽ thực hiện tổng kết 2 năm và tổ chức hội chợ các sản phẩm OCOP.

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt. Ảnh: Thanh Phúc

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt. Ảnh: Thanh Phúc

Lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, về vấn đề an toàn thực phẩm, Sở đã phối hợp với các đơn vị, địa phương cấp giấy phép đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đơn vị. Việc xác định chất lượng trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các hộ kinh doanh còn khó khăn. Đối với việc đầu tư lưới điện, trước Tết Nguyên đán sẽ đóng điện cho 17 thôn huyện Na Hang. Sang năm 2021, ngành sẽ tham mưu ưu tiên cho 10 thôn còn lại chưa có điện của huyện Hàm Yên để về đích nông thôn mới.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hoàng Đức Tiến. Ảnh: Thanh Phúc

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hoàng Đức Tiến. Ảnh: Thanh Phúc

Lãnh đạo Công an tỉnh làm rõ một số vấn đề liên quan đến ngành. Việc số lượng tội phạm tăng là do diễn biến của từng vụ việc, dẫn đến số lượng tội phạm có thể tăng, hoặc giảm. Sơn Dương là địa bàn thường xảy ra các vụ việc phức tạp là do dân cư đông, giáp ranh địa phương khác. Công an tỉnh đã tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội. Đối với lực lượng công an xã đã bố trí đủ 5 cán bộ công an chính quy về xã, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Đối với tội phạm xâm hại tình dục có chiều hướng gia tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó nhận thức về pháp luật còn hạn chế, tác động của mạng xã hội…Công an tỉnh cũng kịp thời cảnh báo về hoạt động mua bán hoa lan đột biến tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Đỗ Tiến Thùy. Ảnh: Thanh Phúc

Phó Giám đốc Công an tỉnh Đỗ Tiến Thùy. Ảnh: Thanh Phúc

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Đỗ Mai Hồng cho biết, việc tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh đại dịch Covid -19 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng cũng như quy mô tín dụng của tỉnh thời gian qua vẫn phù hợp, đáp ứng yêu cầu. Việc đầu tư tín dụng thấp so với huy động là do mức độ hấp thụ vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa cao. Việc hướng dẫn tuyên truyền các chính sách của các ngân hàng cũng chưa kịp thời. Ngoài ra, thủ tục hành chính giữa ngân hàng với các ngành khác còn vướng mắc. Năm 2021 và những năm tiếp theo, Ngân hàng tập trung vốn để thực hiện hiệu quả các đề án theo mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra; đẩy mạnh hoạt động kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp và doanh nghiệp với ngân hàng để kịp thời đáp ứng nhu cấu vốn cho doanh nghiệp và người dân đầu tư sản xuất kinh doanh.

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Đỗ Mai Hồng

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Đỗ Mai Hồng

Lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường đã làm rõ một số ý kiến đại biểu nêu liên quan đến ngành. Về quy hoạch phát triển du lịch, hiện nay các địa phương đang lập quy hoạch sử dụng đất, sẽ cập nhập thêm các hạng mục công trình phục vụ phát triển du lịch. Đối với diện tích nông lâm trường trả về địa phương, những diện tích đảm bảo điều kiện đã thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỉnh cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, dự kiến năm 2022 toàn bộ diện tích đất nông lâm trường trả về địa phương sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với việc xử lý chất thải sinh hoạt, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã được triển khai xử lý, tuy nhiên việc xử lý còn chậm. Đối với vấn đề rác thải nhựa, hiện Sở đã xây dựng đề án, đang xin ý kiến các ngành, các địa phương để ban hành thực hiện trong thời gian tới.

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Phạm Mạnh Duyệt
Ảnh: Thanh Phúc

Giám đốc BHXH Đàm Hiếu Trung cho biết, đối thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, Tuyên Quang vẫn nằm ở tốp cao trong cả nước về tỷ lệ bao phủ. Tuy nhiên, số lượng người tham gia BHYT chưa đạt chỉ tiêu mà Chính phủ và ngành giao. Việc hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo tham gia BHYT, ngành đang triển khai tới các địa phương để các đối tượng được hưởng.

Giám đốc BHXH Đàm Hiếu Trung. Ảnh: Thanh Phúc

Giám đốc BHXH Đàm Hiếu Trung. Ảnh: Thanh Phúc

Lãnh đạo Sở Y tế làm rõ vấn đề an toàn thực phẩm, ngành đã tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Vấn đề an toàn thực phẩm tại các trường học và các bếp ăn tập thể ngành sẽ tăng cường kiểm tra giám sát. Chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng so với các năm là do ngành Y tế của tỉnh triển khai nhiều công nghệ, phát triển nhiều chuyên môn kỹ thuật mới vào việc khám và điều trị bệnh.

Quyền Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thành Hưng . Ảnh: Thanh Phúc

Quyền Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thành Hưng . Ảnh: Thanh Phúc

8h00: Đại biểu thảo luận tại hội trường

Đại biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Việt Hòa

Đại biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Việt Hòa

Điều hành phiên thảo luận, đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị đại biểu HĐND tỉnh cần tập trung nghiên cứu thảo luận, đánh giá toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phân tích rõ thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hạn chế, khó khăn, bất cập.

Chủ tọa điều hành phiên thảo luận. Ảnh Thanh Phúc

Chủ tọa điều hành phiên thảo luận. Ảnh Thanh Phúc

Đại biểu Nông Thị Toản, tổ đại biểu Na Hang - Lâm Bình cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh học sinh hàng năm có hạn, chưa đáp ứng yêu cầu con em dân tộc thiểu số đi học, đại biểu đề nghị tăng chỉ tiêu tuyển sinh từ 70 lên 100 học sinh hàng năm. Ngoài ra, đề nghị thành lập trường nội trú liên cấp tại huyện Chiêm Hóa phục vụ con em các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa đi học và nghiên cứu mượn trường, cơ sở vật chất tại huyện Chiêm Hóa để cho học sinh học trước.

Đại biểu Nông Thị Toản. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Nông Thị Toản. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu đề nghị đẩy nhanh tiến độ sáp nhập các xã Phúc Sơn, Minh Quang của huyện Chiêm Hóa về huyện Lâm Bình để tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập các tổ bầu cử khi triển khai bẩu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Mô hình du lịch cộng đồng đang được thực hiện tương đối hiệu quả, nhiều hộ dân có nhu cầu. Đại biểu đề nghị UBND tỉnh quan tâm khuyến khích nhân dân phát triển mô hình này để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.

Đại biểu Vân Đình Thảo cho rằng, năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2020, mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng 15/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tỉnh đã thu hút được một số nhà đầu tư lớn đầu tư vào các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó trong năm 2020 có trên 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký thành lập mới. Đại biểu mong muốn UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành cùng vào cuộc quyết liệt để hoàn thành các mục tiêu, đặc biệt là kế hoạch 5 năm và năm 2021 đã đề ra.

Đại biểu Vân Đình Thảo. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Vân Đình Thảo. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Ma Việt Dũng đề nghị tăng cường xây công an chính quy xuống xã nhằm nắm chắc tình hình để phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh cơ sở; đẩy nhanh việc sửa đổi quy ước, hương ước; tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Đại biểu Ma Việt Dũng. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Ma Việt Dũng. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Phạm Thị Thúy Hà đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa; thay đổi thói quen sử dụng thực phẩm không an toàn để sử dụng thực phẩm an toàn; quản lý việc sản xuất và kinh doanh phẩm tại các bếp ăn; bổ sung trang thiết bị giám sát phòng ngừa an toàn thực phẩm; phát huy vai trò giám sát phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội về an toàn thực phẩm.

Đại biểu Phạm Thị Thúy Hà. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Phạm Thị Thúy Hà. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Phùng Quang Huấn đề nghị Trung ương, tỉnh xem xét có biện pháp phát huy lợi thế riêng có về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và một số loại cây dược liệu quý; phát triển chăn nuôi đại gia súc tập trung theo chuỗi; khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng các loài cá đặc sản trên hồ thủy điện Tuyên Quang; cho huyện Na Hang tiếp tục thực hiện các nội dung của Chương trình 30a; đầu tư kết cấu hạ tầng, giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh tại địa phương. Đồng thời ưu tiên ưu tiên xây dựng và phát triển thị trấn Na Hang cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025, đẩy đầu tư xây dựng các trường nội trú, bán trú liên cấp.

Đại biểu Phùng Quang Huấn. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Phùng Quang Huấn. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Bàn Thu Hằng đề nghị đầu tư, xây dựng đường điện vào các thôn Sơn Thủy, Lục Khang, xã Yên Thuận và xây dựng đường điện vào vùng sản xuất hàng hóa các thôn Yên Lập 1, 2, 3 của xã Yên Phú, huyện Hàm Yên.

Đại biểu Bàn Thu Hằng. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Bàn Thu Hằng. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Tăng Thị Dương cho rằng, thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật về xâm hại tình dục, tội phạm ma túy có chiều hướng gia tăng. Trên thị trường có nhiều sản phẩm có chất gây nghiện, hướng thần tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự. Việc lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo còn xảy ra. Đại biểu đề nghị các ngành chức năng có biện pháp quản lý, xử lý kịp thời.

Đại biểu Tăng Thị Dương. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Tăng Thị Dương. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Khánh Thị Xuyến cũng đề cập đến vấn đề an toàn thực phẩm. Đại biểu đề nghị các ngành có liên quan, các huyện, thành phố cần phối hợp chặt chẽ để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện quy hoạch trồng trọt chăn nuôi an toàn; kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm nông lâm thủy sản trước khi ra thị trường; phổ biến các kỹ năng để người dân nhận biết các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại biểu Khánh Thị Xuyến. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Khánh Thị Xuyến. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Đàm Thị Vân Anh đề nghị các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và trả lời ý kiến của cử tri; nâng mức hỗ trợ đối với cán bộ bán chuyên trách và trưởng, phó các đoàn thể ở cơ sở. Đồng thời đề nghị bổ sung chức danh phó thôn, tổ phó tổ dân phố để đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ ở cấp bách khi cấp trưởng đi vắng.

Đại biểu Đàm Thị Vân Anh. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Đàm Thị Vân Anh. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên tuyền để thay đổi nhận thức của người dân tham gia bảo hiểm y tế; có giải pháp để đối tượng hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm; nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở khám chữa bệnh nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Lý Thu Hương đề xuất các cấp các ngành, các tổ chức hội tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác chống rác thải nhựa; xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải nhựa; tuyên truyền cho nhân dân thực hiện phân loại rác thải nhựa. Tỉnh cần thu hút đầu tư để xây dựng nhà máy xử lý, tái chế rác thải nhựa. Đại biểu cũng đề nghị quy hoạch sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cây giống chất lượng cao, tăng cường tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông sản hàng hóa.

Đại biểu Lý Thu Hương. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Lý Thu Hương. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Trần Thị Lan Anh đề cập vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cổng trường học. Đại biểu đưa ra giải pháp các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại các khu vực cổng trường,các nhà trường cần tuyên truyền đến học sinh về các sản phẩm không an toàn; sớm bố trí cán bộ cấp xã phụ trách công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại biểu Trần Thị Lan Anh. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Trần Thị Lan Anh. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Trần Văn Tú đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê đánh giá đúng, đầy đủ về số lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật hiện đang để tại các bể chứa trên đồng ruộng; có các giải pháp và cấp kinh phí để các huyện, thành phố hợp đồng với các đơn vị có đủ điều kiện để vận chuyển, mang đi tiêu hủy. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ tình trạng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung không hoạt động, không có khả năng cải tạo sửa chữa và có giải pháp khắc phục.

Đại biểu Trần Văn Tú. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Trần Văn Tú. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Vương Thị Mỵ nêu việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri ở một số nơi còn chậm, nhất là đầu tư xây dựng các công trình điện lưới. Đại biểu đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét đầu tư các công trình lưới điện nhất là các thôn bản vùng sâu, vùng xa; đề nghị các ngành chức năng chỉ đạo Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương sớm thanh toàn tiền mía cho người dân; tách danh mục hỗ trợ cho đối tượng nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 11 HĐND tỉnh.

Đại biểu Vương Thị Mỵ. Ảnh: Dương Phúc

Đại biểu Vương Thị Mỵ. Ảnh: Dương Phúc

Đại biểu Ma Quang Hiếu nêu chất lượng giảm nghèo ở nhiều nơi chưa bền vững, đời sống của người dân nhiều nơi vùng sâu, vùng xã còn gặp nhiều khó khăn. Các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; tạo việc làm cho hộ nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số; tăng cường công tác phối hợp cấp huyện, xã để triển khai các chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại biểu Ma Quang Hiếu. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Ma Quang Hiếu. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Phạm Văn Loan cho biết, hiện các sản phẩm nông sản hàng hóa chưa phong phú. Quy mô sản xuất, sản lượng, tiếp cận thị trường của các sản phẩm chưa thực sự mạnh mẽ. Nhiều xã còn lúng túng trong việc xây dựng sản phẩm đặc trưng của xã. Đại biểu đề nghị các ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền hướng dẫn cho các xã tổ chức lựa chọn sản phẩm đặc trưng; hỗ trợ các xã, các hộ gia đình có sản phẩm nông sản hàng hóa tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Cần có chính sách riêng để khuyến khích chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm.

Đại biểu Phạm Văn Loan. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Phạm Văn Loan. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Hoàng Thị Nụ nêu việc tham gia bảo hiểm y tế toàn dân không đảm bảo chỉ tiêu ra. Đại biểu đề nghị cần đổi mới công tác tuyên truyền về tham gia bảo hiểm y tế. Cùng với đó, làm rõ hơn nữa kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bào hiểm y tế.

Đại biểu Hoàng Thị Nụ. Ảnh: Thanh Phúc

Đại biểu Hoàng Thị Nụ. Ảnh: Thanh Phúc

Việt Hòa - Ngọc Hưng

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/chinh-tri/trong-tinh/hdnd-thao-luan-ve-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-bao-dam-quoc-phong-an-ninh-139829.html