Việc công bố máy bay chiến đấu tàng hình Checkmate trước thềm triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS 2021, khai mạc vào ngày 20/7 đã dẫn đến nhiều đồn đoán rộng rãi về quốc gia nào có thể được coi là khách hàng hàng đầu của loại máy bay này.
Chiếc máy bay này là đại diện cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 với một động cơ. Là loại chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ thứ hai trên thế giới được ra mắt và được xem là đối trọng với F-35 của Mỹ với yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và chi phí vận hành rẻ hơn nhiều.
Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhẹ nhất chưa từng được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới và không giống như tiêm kích tàng hình Su-57, Checkmate được định hướng chủ yếu vào thị trường xuất khẩu.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc đầu tư vào một máy bay chiến đấu mà lại hướng nhiều đến thị trường xuất khẩu là điều không bình thường. Và giám đốc điều hành vũ khí nhà nước Nga, Nhà xuất khẩu Rostec đã xác nhận tại MAKS 2021 rằng máy bay đã có người mua ở nước ngoài.
Ngoại trừ trường hợp Pakistan, khi quốc gia này đã tham gia hợp tác sản xuất và cung cấp đầu vào cho thiết kế của chiếc máy bay JF-17 với Trung Quốc, vì vậy định hướng xuất khẩu của Trung Quốc được phát triển nhằm cho khách hàng Pakistan.
Một báo cáo từ nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, người được yêu cầu giấu tên đã tuyên bố rằng khách hàng bí ẩn của Checkmate thực tế là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, quốc gia được nêu trong video quảng cáo của máy bay chiến đấu với tư cách là nhà khai thác tiềm năng hàng đầu.
Máy bay chiến đấu tàng hình mới của Nga được cho là phát triển với đầu vào từ UAE, giống như JF-17 được phát triển với đầu vào từ Pakistan, để đáp ứng nhu cầu của nước này và đảm bảo với tư cách vừa là nhà tài trợ và vừa là người mua.
Mặc dù bản báo cáo chưa thể được xác minh độc lập nhưng có khả năng thực sự là như vậy. Vào tháng 2/2017, Nga và UAE đã công bố bắt đầu chương trình hợp tác phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với khả năng tàng hình sẽ đi vào hoạt động sau năm 2025 và tiêm kích Chiếu Tướng dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2026.
Thông báo được đưa ra tại triển lãm vũ khí IDEX 2017 trưng bày ở Abu Dhabi và người ta suy đoán rằng kết quả có thể là một phiên bản phái sinh của chiến đấu cơ MiG-35 hoặc Su-35 với các tính năng tàng hình giống như F-15SE Silent Eagle của Mỹ hoặc một máy bay hoàn toàn mới như Checkmate.
Việc Nga phát triển và tiết lộ một lớp máy bay chiến đấu mới để xuất khẩu mà không có khách hàng xác nhận sẽ là một rủi ro lớn và vô lý, đó là lý do tại sao các nguồn tin càng khẳng định rằng Checkmate thực sự là kết quả của dự án Nga-UAE.
Trong số tất cả các quốc gia được cho là thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu Checkmate, UAE có nhiều điều kiện hơn để cung cấp tài chính và cam kết cho chương trình.
Ngoài ra, không có báo cáo nào cho thấy chương trình hợp tác trước đó giữa Nga và UAE bị hủy bỏ, việc Nga phát triển Checkmate để xuất khẩu là điều rất hiếm thấy, khi lựa chọn UAE là khách hàng hàng đầu trong khi đồng thời phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ tiếp theo cùng với Ả Rập.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hiện sở hữu 6 phi đội máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ thứ 4, mỗi phi đội khoảng 20 chiếc trong đó có 3 chiếc thuộc dòng Mirage 2000 cũ kỹ của Pháp và F-16E Desert Falcon tương đối hiện đại.
Dự kiến, những chiếc Mirage sẽ được thay thế bằng 50 chiếc F-35 trong khi những chiếc F-16 có thể được thay thế bằng chiếc Checkmate. Điều này sẽ cho phép UAE tránh phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia hoặc một bộ vũ khí trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của mình.
Do Pháp dự kiến sẽ dừng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo một cách độc lập, vì vậy Nga sẽ là sự lựa chọn thay thế hiệu quả bằng loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hạng nhẹ để đáp ứng nhu cầu của UAE, cùng với việc Mỹ sẽ cung cấp F-35 cho vị khách hàng giàu có này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ Checkmate của Nga được coi là loại tiêm kích định hình lại khái niệm chiến đấu cơ thế hệ 5 hạng nhẹ trong tương lai. Nguồn: MilitaryNews.
Thái Hòa