Hé lộ số tiền mỗi năm EU dùng để hoàn thành mục tiêu Net Zero
Nghiên cứu mới đây của Viện Rousseau cho biết, EU sẽ cần đầu tư 1.500 tỷ euro (1.600 tỷ USD) mỗi năm để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.
Con số trên được đưa ra trong một nghiên cứu do các nhà lập pháp ủng hộ môi trường của Nghị viện châu Âu bảo trợ công bố ngày 29/1. Ngoài ra theo Viện Rousseau, EU có thể bảo đảm phần lớn số vốn trên bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Điều này đồng nghĩa EU sẽ cần phải thoái vốn quy mô lớn khỏi các lĩnh vực như sản xuất ô-tô động cơ đốt trong, sản xuất nhiên liệu hóa thạch và xây sân bay mới, đồng thời tăng cường đầu tư vào giao thông công cộng, cải tạo các tòa nhà theo hướng thân thiện với môi trường và thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Ông Philippe Lamberts, đồng Chủ tịch nhóm các nhà lập pháp Xanh thuộc Nghị viện châu Âu cho rằng, EU luôn sẵn sàng nguồn lực đầu tư để, chỉ cần khối thoái vốn lớn khỏi các dự án gây ảnh hưởng tiêu cực tới khí hậu.
Bên cạnh đó trong một dự thảo khác của Ủy ban châu Âu cũng cho thấy quy mô đầu tư để hiện thức hóa các mục tiêu khí hậu năm 2040 là 1.500 tỷ euro mỗi năm dành cho các hệ thống năng lượng ít gây ô nhiễm hơn.
Ủy ban châu Âu chỉ rõ, “Để đạt được sự cân bằng khí hậu trên toàn nền kinh tế vào năm 2050 sẽ yêu cầu loại bỏ carbon để cân bằng lượng khí thải dư thừa từ các lĩnh vực khó giảm thiểu trong EU chậm nhất là vào năm 2050 và đạt được lượng khí thải âm sau đó”.
Theo luật khí hậu của EU, các chính phủ trong khối này cam kết giảm lượng khí thải 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990 và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Văn kiện cho biết EU sẽ yêu cầu ngành điện phải khử carbon gần như hoàn toàn vào khoảng năm 2040 cũng như chuyển lực lượng lao động của khối sang các ngành công nghiệp xanh và giảm 85% tổng mức tiêu thụ nhiên liệu hóa so với mức của năm 1990.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp cho rằng các mục tiêu này quá khắt khe trong bối cảnh lạm phát cao và hậu quả của cuộc khủng hoảng năng lượng sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt, nông dân trong khu vực chỉ trích mạnh mẽ công các quy định về môi trường, với các cuộc biểu tình lan rộng từ Hà Lan sang Bỉ, Đức, Pháp và Romania trong những tuần gần đây.
Cho đến nay các chính phủ chưa hành động để thúc đẩy lộ trình ứng phó biến đổi khí hậu. Tiến độ hiện tại 193 bên tham gia Thỏa thuận Paris, thế giới sẽ chứng kiến phát thải khí nhà kính tăng khoảng 14 lần vào năm 2030, so với mức năm 2010.
Trong tuần tới, Ủy ban châu Âu dự kiến kiến nghị EU cắt giảm 90% lượng khí thải ròng của năm 1990 đến năm 2040. Tăng đầu tư để đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 trước năm 2050.