Hé lộ sự cố bom hạt nhân khiến Mỹ 'thót tim xanh mặt'

Bom hạt nhân được xem là vũ khí nguy hiểm nhất mà con người từng chế tạo từ trước đến nay. Trong quá trình di chuyển vũ khí hạt nhân, Mỹ từng gặp một số sự cố lớn và đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Tháng 8/1950, Mỹ gặp một sự cố bom hạt nhân nghiêm trọng khi di chuyển vũ khí nguy hiểm này. Cụ thể, vào ngày 8/5/1950, 10 máy bay B-29 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Fairfield-Suisun ở California đến đảo Guam.

Mỗi máy bay chở theo một quả bom hạt nhân Mark IV. Bất ngờ một trong 10 chiếc gặp sự cố động cơ. Khi ấy, trên máy bay có 20 người, bao gồm cả tướng Robert Travis, tư lệnh Không đoàn ném bom số 9.

Khi máy bay gặp trục trặc, tướng Travis đã ra lệnh cho phi công quay lại căn cứ. Chưa về đến căn cứ thì máy bay B-29 đâm xuống đất khiến 10 trong số 20 người trên chuyến bay thiệt mạng ngay lập tức.

Tướng Travis và một người khác sống sót sau sự cố trên nhưng qua đời trên đường được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Nguyên do là vì vết thương quá nặng.

Vụ tai nạn này cũng khiến bom Mark 4 kích hoạt và phát nổ. Hậu quả là 7 người thiệt mạng ngay lập tức. Tổng cộng, sự cố bom hạt nhân này khiến 19 người chết và hơn 100 người thương vong.

Vào năm 2007, Không quân Mỹ quyết định cho một máy bay B-52 "nghỉ hưu". Theo đó, nó sẽ có chuyến hành trình cuối đi từ căn cứ ở bang Bắc Dakota đến nghĩa địa máy bay ở Louisiana.

Trước khi B-52 thực hiện chuyến bay cuối, sĩ quan thanh tra kiểm tra toàn bộ khí tài trên chiếc oanh tạc cơ vốn mang theo 12 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Thế nhưng, sĩ quan thanh tra này chỉ kiểm tra một bên máy bay và cho tháo bỏ 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Kế đến, máy bay cất cánh tới Louisiana.

Khi hạ cánh, phi công phát hiện một bên máy bay vẫn còn 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Đây được coi là một sự cố bom hạt nhân nghiêm trọng mà Mỹ gặp phải dù không xảy ra tai nạn nào bởi việc di chuyển vũ khí này không có sự bảo vệ cẩn thận sẽ có thể xảy ra thảm kịch.

Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14).

Tâm Anh (theo TTZ)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/he-lo-su-co-bom-hat-nhan-khien-my-thot-tim-xanh-mat-1290951.html