Nhà văn Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tự Dự Tài, là một trong những tên tuổi lớn trong giới văn chương ở Trung Quốc. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học tại phủ thành Thiệu Hưng, thuộc tỉnh Chiết Giang.
Cha của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi thi đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan. Ông bị bệnh và qua đời sớm.
Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy - người có ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của con trai. Đây cũng là lý don Chu Thụ Nhân lấy bút danh Lỗ Tấn theo họ mẹ.
Lỗ Tấn từng là một thầy thuốc nhưng về sau quyết định theo đuổi sự nghiệp văn chương nhằm góp phần thay đổi xã hội. Ông thành danh với nhiều sáng tác xuất sắc gồm: "Gào thét", "AQ chính truyện", "Nhật ký của một người điên"...
Vào ngày 19/10/1936, Lỗ Tấn qua đời tại nhà. Theo trang Inf, nguyên nhân tử vong của ông là vì bệnh lao. Ông mắc căn bệnh này do thói quen hút thuốc lá và thường xuyên thức khuya.
Sau khi Lỗ Tấn qua đời, một người bạn ở Nhật Bản của ông Okuda Koka đưa ra một đề xuất. Ông Okuda muốn làm một phiên bản thạch cao của nhà văn Lỗ Tấn để mọi người tưởng nhớ.
Đề xuất của ông Okuda được gia đình đồng ý. Theo đó, 83 giờ sau khi Lỗ Tấn qua đời, ông Okuda cẩn thận, tỉ mỉ sao chép lại gương mặt của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc bằng thạch cao.
Khi ông Okuda chuẩn bị bỏ khuôn thạch cao thì một sự cố hy hữu xảy ra. Đó là ông ấn tay hơi mạnh khiến lớp thạch cao cuốn đi một phần râu và lông mày của Lỗ Tấn.
Dù gia đình Lỗ Tấn cảm thấy đáng tiếc vì sự cố hy hữu này nhưng họ vui mừng vì phiên bản thạch cao mà ông Okuda tạo ra trông giống như thật.
Về sau, Trung Quốc xây Nhà tưởng niệm Lỗ Tấn. Gia đình của nhà văn trao tặng rất nhiều di vật, trong đó có chiếc mặt nạ thạch cao có dính 20 sợi râu, 2 sợi lông mày của ông. Hàng năm, nhiều du khách ghé thăm và chiêm ngưỡng "bảo vật" này.
Mời độc giả xem video: Sập nhà hàng tại Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (TH)