Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở: Tiềm năng phát triển và vai trò then chốt của địa phương

Hệ sinh thái khởi nghiệp – cụm từ ngày càng quen thuộc với những ai quan tâm đến công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nhưng để đạt được sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam đã trải qua không ít thách thức.

Theo ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, sự thành công này đến từ nỗ lực của nhiều bên trong hệ sinh thái.

Theo báo cáo mới nhất, Việt Nam đã tăng hai bậc, xếp thứ 44 trong tổng số hơn 100 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Tổng vốn đầu tư mạo hiểm liên tục gia tăng, không chỉ về quy mô mà cả về số lượng thương vụ và nhà đầu tư. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá với khoảng 3.800 startup đang hoạt động. Không chỉ dừng lại ở những con số, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn tự hào với sự xuất hiện của các "kỳ lân" công nghệ – những doanh nghiệp có giá trị vượt mốc 1 tỷ USD như VNPAY, Momo hay Sky Mavis. Những doanh nghiệp này đã vươn ra thị trường quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo ông Trần Xuân Đích, sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp không đồng đều giữa các địa phương. Nhiều nơi gặp khó khăn về nguồn lực tài chính và nhân lực, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại đó. Để giải quyết những vấn đề này, mô hình đổi mới sáng tạo mở sẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp địa phương vượt qua thách thức.

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đào Tuấn

Nguồn Chính Phủ: https://media.chinhphu.vn/he-sinh-thai-doi-moi-sang-tao-mo-tiem-nang-phat-trien-va-vai-tro-then-chot-cua-dia-phuong-102241018132453657.htm