Hệ thống Aegis Ashore được Mỹ triển khai tại Romania (căn cứ Deveselu) và Ba Lan (căn cứ Redzikovo) đều có khả năng sử dụng phiên bản mới nhất của tên lửa đánh chặn SM-3, mang lại khả năng tác chiến ngang khu trục hạm Arleigh Burke của Hải quân.
Hiện tại trong bối cảnh lo ngại về tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Điện Kremlin, Mỹ càng đặc biệt chú trọng đến hệ thống phòng thủ tên lửa đã được triển khai tại châu Âu từ năm 2015.
Vậy liệu những hệ thống phòng thủ nói trên có đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nga khi chúng bay qua bầu trời châu Âu hay không, để trả lời câu hỏi thì cần nhìn rõ vào khả năng của 2 tổ hợp Aegis Ashore này.
Mặc dù tổ hợp Aegis Ashore đặt tại Ba Lan nằm cách biên giới Ukraine 500 km và cách Kyiv 1.000 km, trong khi hệ thống ở Romania lần lượt cách 380 km và 850 km, nhưng khả năng đánh chặn ICBM Nga là hoàn toàn có thể.
Lời khẳng định đầy tự tin nói trên đã được nhấn mạnh ngay từ năm 2015, trong bài thuyết trình của người đứng đầu Cơ quan Phòng thủ Tên lửa thuộc Lầu Năm Góc - Trung tướng Patrick O'Reilin.
Phạm vi bao phủ của đài radar AN/SPY-1 thuộc tổ hợp Aegis Ashore thậm chí trùm sâu vào trong lãnh thổ Nga, vượt xa tầm bắn chính thức được công bố của tên lửa SM-3 là 1.200 km.
Điều quan trọng là chúng ta đang nói về việc đánh chặn ICBM trong quá trình vận động đã bay vào không gian tới độ cao hơn 1.000 km - cao gấp nhiều lần so với Trạm quỹ đạo ISS, đó là các loại tên lửa đáng sợ như Topol-M, Yars, hay Avangard.
Trong tình huống kể trên, phải nhấn mạnh rằng bất kỳ vụ phóng tên lửa nào của Nga cũng sẽ bị phát hiện gần như ngay lập tức, bởi vì đây là yếu tố cực kỳ quan trọng và được cung cấp bởi radar cảnh báo sớm ngoài đường chân trời đi kèm mạng lưới vệ tinh.
Phía phòng thủ sẽ cố gắng bắn hạ một tên lửa như vậy càng nhanh càng tốt. Bởi vì ICBM bay được càng xa thì việc đánh chặn chúng càng khó khăn, bởi vì sau khi hoàn thành giai đoạn thứ ba, quá trình phân tách đầu đạn và phóng mục tiêu giả sẽ diễn ra.
Đó là lý do tại sao Aegis Ashore thực sự không chỉ bao trùm châu Âu mà"che phủ" một phần vị trí triển khai của những hệ thống ICBM Nga, thuộc các Sư đoàn tên lửa số 7, 14, 28 và 54 được trang bị RS-24 Yars.
Điều này có nghĩa là đạn đánh chặn SM-3 thuộc hệ thống Aegis Ashore của Mỹ sẽ cố gắng bắn hạ mọi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được phóng từ lãnh thổ Liên bang Nga càng nhanh càng tốt.
Cần nhấn mạnh đó là điều này đạt được nhờ khả năng tự động hóa tối đa của hệ thống Aegis Ashore, với sự tham gia tối thiểu của con người, mục đích nhằm tránh những sai sót chủ quan.
Nhưng cần lưu ý, bên cạnh tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thì Nga còn có vũ khí hạt nhân chiến thuật đặt trên tên lửa Iskander-M. Để đánh chặn vũ khí này ở khoảng cách như vậy, SM-3 hoàn toàn bất lực.
Nhiệm vụ tiêu diệt Iskander-M hay một số loại vũ khí khác đối với Mỹ và nhiều nước NATO sẽ được giao cho Patriot PAC-3 hay THAAD, SAMP/T, MEADS... tất cả tạo ra một lá chắn tên lửa rất tin cậy trên bầu trời.