Hệ thống phòng thủ C-RAM bị phàn nàn vô dụng không kém gì PAC-3 MSE
Sau khi hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 MSE của Mỹ có màn thể hiện tồi tệ khi không đánh chặn được mục tiêu nào thì C-RAM cũng chẳng khá hơn.
C-RAM là phiên bản mặt đất của tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất, vũ khí này được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đối đất, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Mỗi tổ hợp C-RAM có khả năng vận hành độc lập, không cần tới radar dẫn bắn bên ngoài. Hệ thống này gồm một pháo nòng xoay M61 Vulcan cỡ 20 mm, đạt tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực với radar và tổ hợp kính ngắm hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.
Pháo Vulan 20 mm của C-RAM đạt tầm bắn tối đa 3,5 km, đủ sức bảo vệ khu vực rộng 1,3 km2 quanh trận địa, có thể vận hành hoàn toàn tự động hoặc theo lệnh từ kíp điều khiển.
Mặc dù vậy theo báo cáo, tên lửa của nhóm vũ trang ủng hộ Iran một lần nữa được bắn vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad vào tối 29/8, tuy nhiên như trong 5 lần trước, hệ thống phòng không C-RAM của Mỹ thậm chí còn chẳng có phản ứng nhằm đáp trả mối đe dọa.
Theo thống kê trong tháng qua, các lực lượng thân Iran đã tiến hành ít nhất 6 cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Iraq, nhưng ngoài sự thể hiện trong các lần tập trận đang diễn ra, tổ hợp C-RAM của Mỹ chưa bao giờ được sử dụng thực chiến, điều này khiến nó trở thành một trong những hệ thống phòng không vô dụng nhất.
Đổi lại, cần lưu ý rằng cuộc tập kích vừa qua của lực lượng thân Iran vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad cũng không thành công, khi 4 quả đạn được bắn đi đều rơi bên ngoài khuôn viên mục tiêu.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, sớm hay muộn gì thì các tên lửa này cũng sẽ trúng đích, nhất là khi có sự hoàn toàn không hoạt động của các hệ thống phòng thủ của Mỹ, điều này chỉ ra rằng nếu dân quân thân Iran sử dụng vũ khí chính xác thì đòn đánh vào cơ quan ngoại giao Mỹ có thể dẫn tới sự hủy diệt.