Hen phế quản có thể chữa khỏi không?

Bệnh hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn là một tình trạng viêm mạn tính đường thở, tình trạng này luôn tồn tại với mức đô ít hay nhiều, ngay cả khi người bệnh thấy khỏe manh. Khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố đặc biệt như khói bụi, hóa chất, thức ăn, thuốc men, lông thú, phấn hoa...thì hiện tượng viêm sẽ tăng lên làm đường thở bị hẹp lại khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, ho, khò khè.

Với sự tiến bộ của y học hiện nay bệnh hen được điều trị với các loại thuốc an toàn và có thể kiểm soát được, nghĩa là bệnh nhân có thể trở về cuộc sống bình thường học tập, làm việc... như một người không có bệnh

Nhiều người thắc mắc liệu có thể chữa hen phế quản khỏi hẳn không, thông qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu về phương thức điều trị hen phế quản.

Tổng quan về bệnh hen phế quản

Với một số người, bệnh hen là một vấn đề nhỏ nhưng với một số người khác, đây lại là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được bệnh qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên người bệnh rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Cơn khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này. Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự hết dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh.

Nếu hen phế quản không điều trị sớm, để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Bệnh hen phế quản chữa khỏi không?

Bệnh hen không thể khỏi được nhờ điều trị

Điều trị bệnh hen không giúp chữa khỏi được bệnh hen. Tuy nhiên, điều trị bệnh hen giúp kiểm soát tốt bệnh hen: giúp người bệnh hen không có triệu chứng hen và giúp bệnh hen không diễn biến nặng hơn.

Bệnh hen có thể kiểm soát được

Bệnh hen có thể kiểm soát được

Một số trường hợp bệnh hen có thể tự khỏi được nhờ diễn tiến tự nhiên của bệnh

Thường là xảy ra ở thể bệnh hen khởi phát từ bé.
Bệnh hen khởi phát ở trẻ em thường tự giới hạn và có tiên lượng tốt hơn là hen khởi phát vào tuổi trưởng thành.

1⁄2 trường hợp trẻ em khởi phát bệnh hen vào tuổi nhỏ, người ta thấy có đến hết hẳn triệu chứng vào tuổi trưởng thành.

1⁄4 trường hợp bệnh hen chỉ ở mức nhẹ - bậc 1 chỉ cần tránh các yếu tố kích phát cơn hen là có thể kiểm soát tốt bệnh.

1⁄4 trường hợp là vẫn còn triệu chứng hen nặng vào tuổi trưởng thành.

Từ 10 tuổi trở đi nếu diễn tiến tốt các triệu chứng hen sẽ nhẹ và thưa dần đi. Tuy nhiên người trưởng thành có tiền sử bị hen từ bé vẫn có nguy cơ bị mắc hen trở lại nhiều hơn người không có tiền sử hen từ bé.

Các yếu tố kích thích cơn hen

Bệnh hen giao động rất nhiều theo thời gian, thay đổi lúc nặng, lúc nhẹ. Xen kẽ quá trình tiến triển là các đợt hen kịch phát.

Việc tiếp xúc với các chất gây kích thích hoặc gây dị ứng khác nhau có thể gây ra các đợt hen kịch phát. Các yếu tố kích thích cơn hen khác nhau tùy người và có thể bao gồm:

Chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, lông thú, nấm mốc, gián và ve bụi
Phản ứng dị ứng với thức ăn, như hải sản hoặc sữa
Do không khí lạnh. Viêm nhiễm đường hô hấp, như cảm lạnh
Hoạt động thể dục (hen suyễn do vận động)
Ô nhiễm không khí, như khói
Do một số loại thuốc, như thuốc chẹn beta, aspirin, ibuprofen và naproxen
Những cảm xúc mạnh hay căng thẳng (stress)
Sản phẩm chứa lưu huỳnh hoặc chất bảo quản trong một số thực phẩm và nước giải khát
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là tình trạng mà acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Chu kỳ kinh nguyệt ở một số phụ nữ.

Điều trị hen phế quản

Có thể điều trị hen suyễn bằng thuốc

Sử dụng thuốc hen suyễn đúng như bác sĩ chỉ dẫn.
Đến bác sĩ để khám hen suyễn 2 hoặc 3 lần trong 1 năm, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe và không hề có vấn đề gì về hô hấp.
Tránh xa những gì có thể làm cơn hen suyễn khởi phát.

Điều trị hen phế quản: Điều trị hen phế quản hướng vào mục tiêu cắt cơn hen, dự phòng cơn hen để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Bệnh nhân cần chú ý là luôn luôn mang theo thuốc bên người trong mọi hoàn cảnh để không bị động. Khi bệnh hen phế quản đã được kiểm soát tốt thì định kỳ 6 tháng đến 1 năm vẫn phải đi khám chuyên khoa hô hấp với bác sĩ để được đánh giá, điều chỉnh lại loại thuốc và liều dùng nhằm chủ động kiểm soát được cơn khó thở.

Thuốc kiểm soát hen suyễn dài hạn, thường được dùng hàng ngày giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp vốn là nguyên nhân gây ra triệu chứng. Đây được xem là biện pháp chính trong điều trị hen suyễn vì giúp kiểm soát bệnh hen mỗi ngày và giảm thiểu khả năng lên cơn hen cấp. Những thuốc điều trị hen dài hạn bao gồm:

Corticosteroid hít
Thuốc điều biến leukotriene ( Leukotriene modifier )
Thuốc kích thích beta tác dụng dài.
Thuốc đường hít kết hợp.
Theophylline.

Thuốc cắt cơn (giãn phế quản) đường hít có tác dụng nhanh được dùng để cải thiện triệu chứng hen suyễn nhanh chóng và trong thời gian ngắn. Thuốc này cũng được dùng trước khi vận động nếu có sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc cắt cơn phổ biến bao gồm:

Thuốc kích thích beta tác dụng ngắn.
Ipratropium (Atrovent).
Corticosteroid uống hay tiêm mạch.

Tránh các yếu tố kích phát cơn hen suyễn:

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/hen-phe-quan-co-the-chua-khoi-khong-148558.html