Hen phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Bệnh gây sưng phù, sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến người bệnh khó thở; gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sức khỏe.
Những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh hen phế quản
Đây là một bệnh dị ứng và có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nguyên nhân gây ra bệnh hen vẫn chưa được xác định, nhưng bệnh hen có thể là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, gồm yếu tố bản thân và yếu tố môi trường. Hen phế quản được đặc trưng bởi diễn tiến của tình trạng viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng đường thở; giới hạn luồng khí.
- Viêm mạn tính đường thở: Đây là tình trạng thường xuyên của hen phế quản ngay cả khi hen đã được kiểm soát. Tổn thương mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn chính là yếu tố chính khiến hen phế quản có thể tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của người bệnh giảm và thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát.
- Tăng đáp ứng đường thở: Khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, gắng sức, yếu tố tâm lý thì cơ trơn bị co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.
- Giới hạn luồng khí: Khi đường thở tăng đáp ứng thì luồng khí thở ra bị hạn chế, biểu hiện thành các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản có thể chia thành 3 nhóm: thứ nhất là do cá thể của người bệnh (cơ địa), bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân mắc những bệnh dị ứng; hoặc trong gia đình, khi bố hoặc mẹ bị hen phế quản thì 20%-30% những đứa con có thể mắc bệnh hen. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh này, 50% con có thể mắc hen phế quản. Nguyên nhân thứ 2 là do môi trường, thứ 3 là do nghề nghiệp. Một số người làm trong nghề dệt may, làm thảm, hóa chất dễ bị mắc hen phế quản.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh lý hen phế quản bao gồm: khói, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, mùi nặng…
Các triệu chứng cơn hen lâm sàng điển hình
Người bị hen suyễn dễ dàng nhận biết được qua một số dấu hiệu: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.
Cơn khó thở tùy nặng nhẹ có thể từ 5-10 phút cho đến hàng giờ. Sau đó tự lui dần với cơn ho, khạc đờm trong đặc quánh. Đây vừa là triệu chứng vừa là phiền toái của bệnh cần điều trị, nên chữa hen phế quản thực chất là chữa cơn khó thở, kiểm soát tình trạng viêm đường thở để hạn chế cơn hen tái phát. Ngoài các cơn hen cấp tính thông thường, hiếm gặp hơn là cơn hen ác tính khó thở trầm trọng, có khi ngừng thở, tím tái, hạ huyết áp dẫn đến tử vong.
Những phương pháp điều trị hen phế quản hiệu quả
Chữa bệnh hen phế quản nhằm vào điều trị cắt cơn hen, dự phòng để các cơn hen càng thưa ra càng tốt. Hen phế quản hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu điều trị bằng phương pháp thích hợp. Khi hen phế quản được kiểm soát, đồng nghĩa với người bệnh:
- Không có triệu chứng của hen phế quản vào ban ngày.
- Không thức giấc vào ban đêm do cơn hen cấp tính.
- Biết xử trí cơn hen cấp tính tại nhà, không phải đi cấp cứu vì cơn hen.
- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen phế quản.
- Chức năng phổi trở về bình thường.
Y học hiện đại điều trị hen phế quản - cắt cơn và dự phòng
- Thuốc cắt cơn chữa hen phế quản: Salbutamol, fenoterol, salmeterol... làm giảm co thắt phế quản, ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức hay dị ứng
- Thuốc dự phòng trị hen phế quản: Corticosteroid dạng hít, thuốc đồng vận beta-2... có tác dụng phòng ngừa và giữ cho bệnh không nặng thêm.
Tuy nhiên theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh chữa hen phế quản nên sử dụng thuốc hít dự phòng. Bởi thuốc đi thẳng vào đường dẫn khí nên ít có tác dụng phụ như các loại dạng uống hay tiêm.
Đông y ngăn ngừa cơn hen tái phát hiệu quả
Trong điều trị bằng y học cổ truyền đối với chứng háo suyễn có 2 phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc.
- Điều trị chứng háo suyễn không dùng thuốc: là dùng các phương pháp như luyện trường sinh - khí công, xoa bóp, day bấm huyệt và châm cứu.
- Điều trị chứng háo suyễn bằng thuốc: có rất nhiều phương thuốc từ cổ phương, nghiệm phương tới các bài thuốc, vị thuốc lưu truyền trong dân gian.
Một trong những bài thuốc nổi bật được sử dụng trong điều trị hen mạn tính phải kể tới là bài thuốc cổ phương 1500 năm tuổi “Tiểu Thanh Long Thang”. Bài thuốc là sự kết hợp theo cấu trúc “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, các vị thuốc phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính.
Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” đã được ứng dụng trong bào chế thuốc hen thảo dược – dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.
Điều trị hen mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị.
>>Xem thêm: Dự phòng điều trị hen phế quản bằng thuốc Y học cổ truyền - chậm mà chắc!