Hiểm họa khi chất gây nghiện trong bánh kẹo được bán tràn lan trên mạng xã hội

Chất kích thích, chất gây nghiện từ trước đến nay như bóng cười, tem giấy, kẹo có chất cần sa và 'cỏ'… đã bắt đầu xuất hiện trong trường học ngày càng tinh vi hơn.Cụ thể, gần đây, ở một số trường học, nhiều thầy cô đã phát hiện có học sinh mang bánh cần sa vào lớp để ăn và chia cho các bạn trong lớp cùng ăn. Có học sinh chỉ vừa ăn nửa chiếc bánh đã bị chóng mặt.Bán trên mạng Internet, FacebookTheo tìm hiểu của người viết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được pha trộn cần sa, trong đó nổi lên các sản phẩm bánh quy, kẹo mút, sô cô la, 'bánh lười'… đều được quảng cáo là hàng xách tay từ nước ngoài về. Các loại bánh kẹo này có giá từ 100.000-500.000 đồng.Bánh kẹo trộn cần sa được rao bán trên mạng xã hội có giá từ 100.000 – 500.000 đồng.Có người rao bán trên Facebook rằng dòng thực phẩm có trộn cần sa khác với loại hút là vì sẽ không sốc ngay và phê trong 3-4 giờ đồng hồ. Bởi các loại bánh kẹo trộn chất gây nghiện này cần phải ăn nhiều, tích tụ đủ trong người mới giật sốc.Bánh kẹo chứa cần sa đang bán trên thị trường với giá đắt đỏ, công an Hà Nội cũng đã bắt giữ một nhóm chuyên sản xuất loại bánh này tại Hà Đông, Hà Nội, trong đó có một sinh viên 19 tuổi tham gia vào nhóm sản xuất bánh cần sa bị bắt giữ.Gây ảo giác và lệ thuộcTheo các chuyên gia y tế, khi sử dụng các chất có chứa cần sa hay các chất gây nghiện có trong thực phẩm, giới trẻ đang tự hủy hoại chính mình. Bởi khi sử dụng thực phẩm trộn cần sa sẽ khiến cho người sử dụng lệ thuộc vào nó, từ đó gây ra nghiện.PGS.DS. Nguyễn Hữu Đức, Nguyên Giảng viên khoa Dược, Trường Đại học Y dược TPHCM.PGS.DS. Nguyễn Hữu Đức, Nguyên Giảng viên khoa Dược, Trường Đại học Y dược TPHCM, cho biết trong dược học, cần sa được xếp vào nhóm chất gây ảo giác (hallucinogens-THC) do có chất tetrahydrocannabinol – gây tác dụng về mặt tâm thần.Với đặc điểm dễ tan trong chất béo nên cần sa thường hay được trộn lẫn trong bánh kẹo để bán.Tuy không mạnh như heroin nhưng cần sa cũng làm cho người nghiện khốn đốn vì gây ảo giác.

(SGTTO) – Chất kích thích, chất gây nghiện từ trước đến nay như bóng cười, tem giấy, kẹo có chất cần sa và “cỏ”… đã bắt đầu xuất hiện trong trường học ngày càng tinh vi hơn.

Cụ thể, gần đây, ở một số trường học, nhiều thầy cô đã phát hiện có học sinh mang bánh cần sa vào lớp để ăn và chia cho các bạn trong lớp cùng ăn. Có học sinh chỉ vừa ăn nửa chiếc bánh đã bị chóng mặt.

Bán trên mạng Internet, Facebook

Theo tìm hiểu của người viết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được pha trộn cần sa, trong đó nổi lên các sản phẩm bánh quy, kẹo mút, sô cô la, “bánh lười”… đều được quảng cáo là hàng xách tay từ nước ngoài về. Các loại bánh kẹo này có giá từ 100.000-500.000 đồng.

Bánh kẹo trộn cần sa được rao bán trên mạng xã hội có giá từ 100.000 – 500.000 đồng.

Bánh kẹo trộn cần sa được rao bán trên mạng xã hội có giá từ 100.000 – 500.000 đồng.

Có người rao bán trên Facebook rằng dòng thực phẩm có trộn cần sa khác với loại hút là vì sẽ không sốc ngay và phê trong 3-4 giờ đồng hồ. Bởi các loại bánh kẹo trộn chất gây nghiện này cần phải ăn nhiều, tích tụ đủ trong người mới giật sốc.

Bánh kẹo chứa cần sa đang bán trên thị trường với giá đắt đỏ, công an Hà Nội cũng đã bắt giữ một nhóm chuyên sản xuất loại bánh này tại Hà Đông, Hà Nội, trong đó có một sinh viên 19 tuổi tham gia vào nhóm sản xuất bánh cần sa bị bắt giữ.

Gây ảo giác và lệ thuộc

Theo các chuyên gia y tế, khi sử dụng các chất có chứa cần sa hay các chất gây nghiện có trong thực phẩm, giới trẻ đang tự hủy hoại chính mình. Bởi khi sử dụng thực phẩm trộn cần sa sẽ khiến cho người sử dụng lệ thuộc vào nó, từ đó gây ra nghiện.

Tuy không mạnh như heroin nhưng cần sa cũng làm cho người nghiện khốn đốn vì gây ảo giác. Dùng cần sa rất dễ đi đến dùng thuốc lắc, hàng đá – các thứ cũng đang bị lạm dụng nhiều hiện nay, dần dần sẽ đi đến dùng ma túy mạnh hơn là heroin…

Cụ thể, bánh quy hay kẹo mút chứa cần sa khiến người dùng có cảm giác kích thích, mơ màng, nếu dùng nhiều sẽ bi nghiện. Cảm nhận đầu tiên của người dùng thực phẩm trộn cần sa là nhịp tim nhanh, mất cảm giác thăng bằng và có dấu hiệu mơ màng, bay bổng; sau đó là cảm giác mệt mỏi lan tỏa khắp cơ thể. Cảm giác này có thể kéo dài trong vòng 2-3 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn tùy thuộc vào liều lượng cần sa hoặc hàm lượng của THC trong cần sa, hoặc phụ thuộc vào các loại ma túy khác mà người đó dùng kèm.

Người sử dụng cần sa lâu ngày sẽ xuất hiện những tổn thương đối với các tế bào não, khiến hệ thần kinh bị suy nhược, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung, rối loạn trí nhớ, không kiểm soát được hành vi của bản thân, thậm chí sẽ xuất hiện những ảo giác.

Hoàng Nhung

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/hiem-hoa-khi-chat-gay-nghien-trong-banh-keo-duoc-ban-tran-lan-tren-mang-xa-hoi/