Hiểm nguy rình rập khi người dân dùng xuồng tự chế trong mưa lũ

Theo cơ quan chức năng Thừa Thiên Huế, hiện nay, một số người dân dùng phương tiện nổi tự chế, ghe, thuyền di chuyển qua những nơi ngập nước nhưng không trang bị vật nổi, không mặc áo phao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn...

Sáng 26/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp.

Qua theo dõi ở thượng nguồn đang có mưa rất to, lưu lượng về hồ tăng nhanh, các hồ chứa hầu như đạt mực nước dâng bình thường, đang thực hiện chế độ vận hành lưu lượng đến hồ tương đương lưu lượng vận hành về hạ du.

Video ngập lụt khiến người dân thôn Xuân Tùy (Thừa Thiên Huế) sử dụng ghe thuyền để đi lại.

Tuy nhiên, hiện nay một số người dân dùng phương tiện nổi tự chế, ghe, thuyền di chuyển qua các đoạn đường ngập nước.

Trong khi đó, trên thuyền không trang bị vật nổi, người không mặc áo phao, bơi lội, di chuyển qua các khu vực ngầm tràn, ngập lũ, nước chảy xiết. Các vùng ngập lụt nước đang cao, chảy mạnh, gió lớn, gây nguy cơ mất an toàn, xảy ra tai nạn thương tích đuối nước.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đề nghị các địa phương triển khai các nội dung công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất.

Trong đó đặc biệt chú ý tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền đảm bảo quy định an toàn khi di chuyển trên sông, hồ và vùng ngập nước trong thời gian mưa lũ. Lãnh đạo UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra tai nạn thương tích đuối nước trên địa bàn.

Theo tin từ Đài khí tượng Thủy văn tỉnh, trong 24h qua, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có mưa to, mưa rất to, lượng mưa phổ biến 70-160mm, một số nơi trên 200mm. Dự báo, từ sáng 26-28/11 sẽ có mưa to, mưa rất to, có nơi mưa đặc biệt to, tổng lượng mưa phổ biến 100-250mm, có nơi trên 350mm.

Dự báo tác động của mưa lớn có khả năng gây ra lũ lụt, lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông suối, sạt lở bờ sông, các bến bãi ven sông.

Ngoài ra, cần chủ động đề phòng mưa lớn trong khoảng thời gian ngắn (có thể đạt trên 70mm/h và trên 200mm/6h) nguy cơ gây ngập lụt trên diện rộng ở hạ du các sông, ngập úng đô thị trên diện rộng ở tất cả các huyện, thị xã và TP Huế, đặc biệt những nơi thấp trũng và các tuyến đường có hệ thống thoát nước kém.

Theo ghi nhận của PV, đến sáng 26/11, nhiều nơi tại Thừa Thiên Huế đã ngớt mưa, những tuyến đường nội thành TP Huế bị ngập nước rút, tuy nhiên mực nước các sông vẫn đang ở mức cao, một số địa phương thấp trũng vẫn đang bị ngập lụt.

Dưới đây là một số hình ảnh ngập lụt tại "rốn lũ" thôn Xuân Tùy, xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền):

Thôn Xuân Tùy là "rốn lũ" của huyện Quảng Điền, hàng năm thường xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Thôn Xuân Tùy là "rốn lũ" của huyện Quảng Điền, hàng năm thường xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Ảnh hưởng của mưa lớn, nước sông dâng cao khiến nhiều tuyến đường liên thôn ở thôn Xuân Tùy đang bị ngập.

Ảnh hưởng của mưa lớn, nước sông dâng cao khiến nhiều tuyến đường liên thôn ở thôn Xuân Tùy đang bị ngập.

Anh Nguyễn Hiệp (29 tuổi, trú thôn Xuân Tùy) cho biết, là địa phương nằm ở hạ du của sông Bồ và có địa hình thấp trũng nên hiện nay Xuân Tùy vẫn ngập trong nước, người dân phải đi lại bằng thuyền.

Anh Nguyễn Hiệp (29 tuổi, trú thôn Xuân Tùy) cho biết, là địa phương nằm ở hạ du của sông Bồ và có địa hình thấp trũng nên hiện nay Xuân Tùy vẫn ngập trong nước, người dân phải đi lại bằng thuyền.

Để ứng phó với việc ngập lụt, người dân thường dự trữ lương thực, thực phẩm để có thể sống chung với lũ dài ngày.

Để ứng phó với việc ngập lụt, người dân thường dự trữ lương thực, thực phẩm để có thể sống chung với lũ dài ngày.

Đặc biệt, mỗi nhà dân ở đây đều được trang bị ít nhất 1 chiếc xuồng dùng làm phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ.

Đặc biệt, mỗi nhà dân ở đây đều được trang bị ít nhất 1 chiếc xuồng dùng làm phương tiện đi lại trong mùa mưa lũ.

Ông Phan Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, hiện mưa lớn, nước sông Bồ dâng cao những ngày qua khiến thôn Xuân Tùy bị ngập lụt tại các tuyến đường giao thông từ 0,3 đến 0,5m. "Hiện nay các trường học trên địa bàn vẫn đang dạy học bình thường, tùy theo diễn biến mưa lũ địa phương sẽ có chỉ đạo để các trường có phương án dạy học đảm bảo an toàn", ông Phong nói.

Ông Phan Thanh Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, hiện mưa lớn, nước sông Bồ dâng cao những ngày qua khiến thôn Xuân Tùy bị ngập lụt tại các tuyến đường giao thông từ 0,3 đến 0,5m. "Hiện nay các trường học trên địa bàn vẫn đang dạy học bình thường, tùy theo diễn biến mưa lũ địa phương sẽ có chỉ đạo để các trường có phương án dạy học đảm bảo an toàn", ông Phong nói.

Trước đó, tối 25/11, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế có thông báo việc tổ chức dạy và học trước diễn biến phức tạp của mưa lũ. Theo đó, Sở GD&ĐT đề nghị đối với những vùng ngập lụt chưa thể đi lại được, thông báo cho học sinh tiếp tục nghỉ học đến khi đủ điều kiện đảm bảo an toàn tổ chức cho học sinh trở lại trường.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện theo chỉ đạo tại các văn bản hướng dẫn của sở về công tác giáo dục an toàn giảm thiểu tai nạn thương tích sau mưa lũ. Đặc biệt, các trường căn dặn học sinh vào sau mỗi buổi học tuyệt đối không đến những nơi ao hồ sông suối khi không có sự hỗ trợ của người lớn.

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hiem-nguy-rinh-rap-khi-nguoi-dan-dung-xuong-tu-che-trong-mua-lu-169241126093447913.htm