Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công được cấu trúc như nào?
Sáng 8/11, tại Hà Nội, Hội thảo ra mắt báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công đã được tổ chức do do Công ty Cổ phần đất đai quốc tế (LEI) và Tập đoàn trao đổi nghiên cứu và công nghệ, Pháp (Gret)... phối hợp tổ chức.
Tại Hội thảo, Tiến sỹ Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng: Đất đai là nền tảng cho sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như các hoạt động sinh kế cho các hộ gia đình nông nghiệp và nông thôn và hiện đang đóng một vai trò trung tâm ở khu vực sông Mê Kông.
Do vậy, mục đích của Hội thảo nhằm giới thiệu rộng rãi về cuốn báo cáo và các thông tin tham khảo chính có trong báo cáo, cũng như tạo cơ hội thảo luận cho các bên có liên quan về các vấn đề đất đai và giải pháp trong chính sách và thực tiễn ở Việt Nam.
Báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công là tập hợp các dữ liệu và thông tin quan trọng ở cấp khu vực và quốc gia nhằm xác định và mô tả các vấn đề và quy trình quan trọng xoay quanh đất đai, góp phần tạo cơ sở cho những trao đổi mang tính xây dựng và cùng nhau ra các quyết định có liên quan.
Báo cáo cũng là kết quả của một quá trình nghiên cứu và tham vấn lâu dài với hơn 100 chuyên gia về đất đai trong khu vực và trên toàn thế giới, được điều phối bởi Trung tâm Phát triển và Môi trường (CDE) và Dự án quản trị đất đai khu vực sông Mê Công (MRLG).
Báo cáo được cấu trúc xung quanh 5 lĩnh vực: Con người phụ thuộc vào đất đai; Cơ sở tài nguyên đất; Phân phối tài nguyên đất trong xã hội; Công nhận và hợp pháp hóa quyền đối với đất đai của hộ nông dân sản xuất nhỏ; Quản trị và quản lý đất đai.
Báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công (SoL) tập hợp các dữ liệu và thông tin quan trọng ở cấp khu vực và quốc gia nhằm xác định và mô tả các vấn đề và quy trình quan trọng xoay quanh đất đai, góp phần tạo cơ sở cho những trao đổi mang tính xây dựng và cùng nhau ra các quyết định có liên quan.
Báo cáo Hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Công là kết quả của một quá trình nghiên cứu và tham vấn lâu dài với hơn 100 chuyên gia về đất đai trong khu vực và trên toàn thế giới, được điều phối bởi Trung tâm Phát triển và Môi trường (CDE) và Dự án quản trị đất đai khu vực sông Mê Công (MRLG). Báo cáo được cấu trúc xung quanh 5 lĩnh vực: (1) Con người phụ thuộc vào đất đai; (2) Cơ sở tài nguyên đất; (3) Phân phối tài nguyên đất trong xã hội; (4) Công nhận và hợp pháp hóa quyền đối với đất đai của hộ nông dân sản xuất nhỏ; (5) Quản trị và quản lý đất đai.
Xem thêm video: Mê Kông - Sự sống không ranh giới