Hiện trạng vận tải công cộng trước thời điểm cấm xe máy xăng trong Vành đai 1

Tại Chỉ thị số 20, Thủ tướng đã chỉ đạo, từ tháng 7/2026, Hà Nội không còn xe môtô, xe gắn máy sử dụng xăng lưu thông trong Vành đai 1.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống vận tải hành khách công cộng của Hà Nội hiện có 154 tuyến xe buýt, trong đó có 12 tuyến kế cận với tổng số hơn 2.300 phương tiện. Mới chỉ có 1 tuyến đường sắt đô thị vào vành đai 1 (tuyến Cát Linh - Hà Đông).

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống vận tải hành khách công cộng của Hà Nội hiện có 154 tuyến xe buýt, trong đó có 12 tuyến kế cận với tổng số hơn 2.300 phương tiện. Mới chỉ có 1 tuyến đường sắt đô thị vào vành đai 1 (tuyến Cát Linh - Hà Đông).

Hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thành phố mới đáp ứng khoảng 17% nhu cầu đi lại của người dân, không phân biệt khu vực hay vành đai. Mục tiêu của Hà Nội đến năm 2025, vận tải hành khách công cộng đạt tối thiểu 30% và đến năm 2030, tỷ lệ đáp ứng của vận tải hành khách công cộng tăng lên 35-40%.

Hiện hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thành phố mới đáp ứng khoảng 17% nhu cầu đi lại của người dân, không phân biệt khu vực hay vành đai. Mục tiêu của Hà Nội đến năm 2025, vận tải hành khách công cộng đạt tối thiểu 30% và đến năm 2030, tỷ lệ đáp ứng của vận tải hành khách công cộng tăng lên 35-40%.

Từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không còn được phép lưu thông trong khu vực Vành đai 1 của Hà Nội theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Đây là một bước đi quyết liệt, hướng tới mục tiêu cải thiện đáng kể chất lượng không khí, giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực vận tải đô thị.

Từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không còn được phép lưu thông trong khu vực Vành đai 1 của Hà Nội theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Đây là một bước đi quyết liệt, hướng tới mục tiêu cải thiện đáng kể chất lượng không khí, giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực vận tải đô thị.

Vành đai 1 là tuyến giao thông đầu tiên bao quanh vùng lõi nội đô, với tổng chiều dài 7,2 km, đi qua địa bàn nhiều phường trung tâm Hà Nội.

Vành đai 1 là tuyến giao thông đầu tiên bao quanh vùng lõi nội đô, với tổng chiều dài 7,2 km, đi qua địa bàn nhiều phường trung tâm Hà Nội.

Vành đai 1 bao gồm các tuyến đường, phố Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân-Nguyễn Khoái)-Đại Cồ Việt-Xã Đàn-Ô Chợ Dừa-Đê La Thành-Hoàng Cầu-Đê La Thành-Cầu Giấy-đường Bưởi-Lạc Long Quân-Âu Cơ-Nghi Tàm-Yên Phụ-Trần Nhật Duật-Trần Quang Khải-Trần Khánh Dư-Nguyễn Khoái-Trần Khát Chân.

Vành đai 1 bao gồm các tuyến đường, phố Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân-Nguyễn Khoái)-Đại Cồ Việt-Xã Đàn-Ô Chợ Dừa-Đê La Thành-Hoàng Cầu-Đê La Thành-Cầu Giấy-đường Bưởi-Lạc Long Quân-Âu Cơ-Nghi Tàm-Yên Phụ-Trần Nhật Duật-Trần Quang Khải-Trần Khánh Dư-Nguyễn Khoái-Trần Khát Chân.

Hiện tại, mạng lưới xe đạp công cộng của Hà Nội đã được mở rộng đáng kể với tổng số 140 trạm trên địa bàn các quận trung tâm. Các trạm xe này được bố trí một cách chiến lược nhằm tối ưu hóa khả năng kết nối cho người dân. Vị trí của các trạm thường được đặt gần các điểm dừng xe buýt, các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, các công viên, khu dân cư đông đúc và những điểm tham quan du lịch nổi tiếng.

Hiện tại, mạng lưới xe đạp công cộng của Hà Nội đã được mở rộng đáng kể với tổng số 140 trạm trên địa bàn các quận trung tâm. Các trạm xe này được bố trí một cách chiến lược nhằm tối ưu hóa khả năng kết nối cho người dân. Vị trí của các trạm thường được đặt gần các điểm dừng xe buýt, các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, các công viên, khu dân cư đông đúc và những điểm tham quan du lịch nổi tiếng.

Lộ trình đến năm 2030, Thành phố sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt sang xe buýt điện. Đồng thời, sẽ tăng cường mạng lưới xe buýt quy mô trung bình (8-12-16 chỗ) để phủ rộng hơn trong khu vực vành đai 1.

Lộ trình đến năm 2030, Thành phố sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt sang xe buýt điện. Đồng thời, sẽ tăng cường mạng lưới xe buýt quy mô trung bình (8-12-16 chỗ) để phủ rộng hơn trong khu vực vành đai 1.

Bên cạnh đó, các loại hình taxi xe điện bổ trợ và trung chuyển xe điện quy mô nhỏ (4 chỗ) cũng sẽ được thiết lập để tạo mạng lưới khép kín trong vành đai 1, phát triển lan tỏa sang vành đai 2 trong tương lai.

Bên cạnh đó, các loại hình taxi xe điện bổ trợ và trung chuyển xe điện quy mô nhỏ (4 chỗ) cũng sẽ được thiết lập để tạo mạng lưới khép kín trong vành đai 1, phát triển lan tỏa sang vành đai 2 trong tương lai.

Theo lãnh đạo TP Hà Nội, hiện tỷ lệ vận tải hành khách công cộng trên toàn Thành phố còn hạn chế, chỉ khoảng 20%. Thời gian tới, đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ phải cố gắng nâng lên 35%, thậm chí 40%. Riêng đối với vành đai 1, mục tiêu là nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng lên gấp đôi so với tỷ lệ chung của Thành phố, đạt 40%.

Theo lãnh đạo TP Hà Nội, hiện tỷ lệ vận tải hành khách công cộng trên toàn Thành phố còn hạn chế, chỉ khoảng 20%. Thời gian tới, đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ phải cố gắng nâng lên 35%, thậm chí 40%. Riêng đối với vành đai 1, mục tiêu là nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng lên gấp đôi so với tỷ lệ chung của Thành phố, đạt 40%.

Đức Huy

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/hien-trang-van-tai-cong-cong-truoc-thoi-diem-cam-xe-may-xang-trong-vanh-dai-1-post740342.html