Hiện tượng nghịch nhiệt - Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Một nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong thời gian vừa qua là do Hà Nội đang có hiện tượng nghịch nhiệt. Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa từ nóng sang lạnh và là hệ quả của hiệu ứng đô thị.
Lý giải về hiện tượng ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong thời gian vừa qua, các chuyên gia về khí hậu và môi trường cho biết, một nguyên nhân chính là do Hà Nội đang có hiện tượng nghịch nhiệt. (Nguồn: Hanoimoi)
Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa từ nóng sang lạnh
Thông thường là càng lên cao nhiệt độ càng thấp nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt thì càng lên cao nhiệt độ càng cao. Hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến các chất ô nhiễm trong không khí bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, gây ô nhiễm
Cụ thể, theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố trong tuần qua (từ ngày 22-09 đến 28-09) chủ yếu ở mức kém. Nguyên nhân là do sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt. (Nguồn: Lao động thủ đô)
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, điều kiện thời tiết tác động rất lớn đến chất lượng không khí tại Hà Nội. Vào ngày đầu tuần (của tuần từ ngày 22-09 đến 28-09), trời có mưa rải rác tạo điều kiện thuận lợi cho việc khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, nhiều trạm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt, còn lại ở mức trung bình
Tuy nhiên, vào những ngày sau đó, trời không mưa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá lớn (từ 5-9 độ C) dẫn đến xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ, tạo ra lớp sương mù tầng thấp khiến các chất ô nhiễm trong không khí không thoát lên được và bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất khiến chỉ số chất lượng không khí tăng cao
Ngoài ra, việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa của các hộ dân khu vực ngoại thành gây ra khói bụi rất lớn tại chính khu vực đốt rơm rạ và các khu vực lân cận cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên địa bàn thành phố trong tuần vừa qua
Để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, Chi cục Bảo vệ Môi trường khuyến cáo người dân hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Rác cần được thu gom và xử lý theo quy định, người dân không tự ý đốt rác thải tại nơi mình sinh sống. Các khu vực dân ngoại thành không đốt rơm rạ
Cạnh đó, người dân nên tham gia các phương tiện công cộng như xe bus, xe điện, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân và nên sử dụng các nhiên liệu sạch trong giao thông… để hạn chế phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường
Trả lời câu hỏi về hiện tượng đảo nhiệt – khói bụi trong không khí liệu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người? PGS.TS Nguyễn Xuân Cự cho biết, xét về bản chất,khói bụi, khí thải, khói rơm rạ…đều hàm chứa các nguyên tố, chất độc ô nhiễm như: CO, CO2, SO, SO2... Khi lởn vởn trong không khí, nó rất dễ gây hại cho sức khỏe con người qua con đường hô hấp. Cơ thể ta, nhất là trẻ nhỏ (có sức đề kháng yếu) nếu hít phải nó hồi lâu sẽ khó tránh khỏi các triệu chứng: viêm họng, viêm mũi, tức ngực, khó thở, cay mắt. (Nguồn: CAND)
Người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hiện tượng đảo nhiệt, nếu ra đường gặp hiện tượng này cần đeo khẩu trang, từ đó giảm thiểu sự tương tác của sương khói vào hệ hô hấp