Hiệu quả chương trình phòng, chống mù lòa ở Ninh Bình
Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành Y tế Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác phòng, chống mù lòa, đem lại ánh sáng, giúp nhiều người bệnh phục hồi thị lực.
Thầy thuốcưu tú, Bác sỹ chuyên khoa II Trịnh Ngọc Quỳnh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Ninh Bìnhcho biết: Thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa (PCML) đến năm 2020và tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Bình đã thành lập Ban chỉ đạo PCML tỉnh, banhành Kế hoạch PCML giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ước tính sốngười mù tại tỉnh Ninh Bình hiện nay khoảng 5.300 người, chưa kể số người mù 2mắt phát sinh hàng năm khoảng 0,1% dân số (tương đương 950 người mỗi năm).
Cácnguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy đục thể thủy tinh vẫnlà nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, bệnhglôcôm, tật khúc xạ... Hiện trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở nhãn khoa công lập,tại Bệnh viện Mắt tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Quân y 5 và hơn 10phòng khám mắt tư nhân.
Là cơ quanthường trực Ban chỉ đạo phòng, chống mù lòa của tỉnh, những năm qua, Bệnh việnMắt Ninh Bình luôn tạo điều kiện cho trên 60 cán bộ, y bác sỹ, nhân viên nỗ lựchọc tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... phục vụ tốt nhất nhiệm vụkhám, chữa bệnh cho nhân dân, tạo niềm tin và sự hài lòng của người bệnh.
Đặcbiệt, được sự quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, các tổ chức quốc tếvà nguồn thu của đơn vị, đến nay, Bệnh viện Mắt tỉnh đã có cơ sở khám, chưãbệnh khang trang, với hệ thống trang thiết bị nhãn khoa cơ bản đáp ứng yêu câùkhám, chữa các bệnh về mắt cho nhân dân.
Trong đó có nhiều trang thiết bị hiệnđại, như: Máy phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco, máy SHV phâũthuật, máy đo thị trường, máy chụp đáy mắt VISUCAM 500, máy Laser YAG, máy đokhúc xạ tự động, máy tập nhược thị... Đây là những trang thiết bị hiện đại đangđược sử dụng trong ngành nhãn khoa.
Cùng vơíđó, nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu về cận lâm sàng cũng đã được triển khaitại Bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị như: xétnghiệm vi sinh, chụp huỳnh quang võng mạc... Nhờ đó, Bệnh viện Mắt đã trở thànhđịa chỉ tin cậy cho người dân mỗi khi gặp vấn đề sức khỏe mắt.
Trong 10 nămqua, Bệnh viện luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, số lượng bệnhnhân đến khám và điều trị năm sau cao hơn năm trước. Năm 2019, số lượng bệnhnhân đến khám tăng gấp 4 lần, điều trị nội trú tăng gấp 6,5 lần, số ca phâũthuật mắt tăng gấp 4,6 lần, số ca phẫu thuật thủy tinh thể tăng gấp 4,5 lần sovới năm 2010. Bệnh viện đã thực hiện được một số kỹ thuật cao như: Phẫu thuậtđục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco, hiện nay đã trở thành thường quy;phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ; khám và điều trị các bệnh lý bán phần sau; áp dụnglaser trong điều trị glôcôm, bệnh võng mạc tiểu đường...
Để kịp thơìphát hiện bệnh nhân mới trong cộng đồng, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyềnnâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân về phòng, chống các bệnh về mắt,mạng lưới chăm sóc mắt các tuyến thường xuyên tổ chức các đợt khám bệnh lưuđộng cho người dân ngay tại các thôn, xóm, phố, trường học...
Riêng chươngtrình “Mắt sáng cho người cao tuổi”, trong 10 năm qua, Bệnh viện Mắt đã khámcho gần 80.000 lượt người cao tuổi, tại 145 xã, phường, thị trấn của 8 huyện,thành phố trong tỉnh, phát hiện các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, glôcôm,mộng, quặm...
Toàn tỉnh cũng từng bước kiện toàn, củng cố hệ thống năng lựcchăm sóc mắt, đặc biệt là phát huy vai trò của các trung tâm y tế, các bệnhviện đa khoa tuyến huyện trong việc triển khai chương trình phòng, chống mùlòa. Bên cạnh đó, một kết quả nổi bật trong công tác phòng chống mù lòa là hoạtđộng hiến tặng giác mạc của tỉnh Ninh Bình được đánh giá rất thành công, luônlà tỉnh đi đầu trong cả nước về số người hiến tặng. Trong số 668 người hiếngiác mạc trong cả nước, tỉnh Ninh Bình có 342 người hiến, riêng huyện Kim Sơnlà 330 người.
Tuy đạtđược những kết quả đáng ghi nhận, song công tác phòng chống mù lòa trên địa bàntỉnh Ninh Bình cũng còn gặp một số khó khăn, thách thức. Đó là nguồn nhân lực,số bác sỹ chuyên khoa mắt còn ít; đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã chưa được đàotạo, tập huấn chuyên môn về mắt thường xuyên. Hàng năm, kinh phí cấp cho hoạtđộng PCML thấp (khoảng 200 triệu đồng/năm), nên Bệnh viện Mắt tỉnh gặp nhiêùkhó khăn khi triển khai thực hiện các hoạt động...
Công tácphòng chống mù lòa là trách nhiệm của toàn xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của ngànhy tế, rất cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự chủ động phối hợpcủa các tổ chức, đoàn thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về vấn đề chăm sóc mắt và việc hiến tặng giác mạc... cùng cả nướchoàn thành mục tiêu chung mà Tổ chức Y tế thế giới đã đặt ra.
Mỹ Hạnh