Hiểu rõ về rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro được chia làm hai loại: rủi ro hệ thống hay rủi ro không thể giảm thiểu và rủi ro phi hệ thống hay rủi ro có thể giảm thiểu. Rủi ro hệ thống là rủi ro của quốc gia, bao gồm các rủi ro về chính trị, kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất )…. Rủi ro phi hệ thống bao gồm rủi ro liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, thường bao gồm các rủi ro về quản trị doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động.
“Không có bữa trưa miễn phí, không có việc đầu tư nào không có rủi ro”
Tâm lý của đa số nhà đầu tư chứng khoán thường muốn chắc chắn rằng mình sẽ đạt được một mức lợi nhuận xác định sau một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu mỗi ngày đều có mức biến động nhất định và chính việc biến động này làm giá trị tài sản của nhà đầu tư biến động.
Theo thống kê của Blackrock, cổ phiếu tại thị trường Mỹ cho lợi nhuận trung bình hơn 8%/năm trong vòng 20 năm kể từ 1997 – 2017.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mỗi năm đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ lãi 8%. Có những năm nhà đầu tư sẽ chịu mức thua lỗ 10 đến 15%, nhưng có những năm danh mục có thể tăng tới 15% - 20% giá trị.
Một đặc điểm của thị trường cổ phiếu là bên cạnh việc biến động giảm, thị trường cổ phiếu cũng có thể biến động tăng và chính việc này giúp đem lại cơ hội đạt được mức lợi nhuận tốt hơn các tài sản ít biến động.
Đây chính là một nguyên tắc trong tài chính: các tài sản có mức lợi nhuận kỳ vọng cao thường đi kèm với rủi ro cao.
Khả năng chịu đựng rủi ro của mỗi nhà đầu tư là khác biệt
Khả năng chịu đựng rủi ro được quyết định bởi hai yếu tố chính: (1) mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và (2) mức độ chịu rủi ro.
Khả năng chịu đựng rủi ro được quyết định dựa trên các yếu tố như: độ tuổi, thu nhập hàng tháng, mức độ ổn định của thu nhập, mức độ chi tiêu so với thu nhập, khối lượng tài sản cá nhân, thời gian thực hiện các mục tiêu, kiến thức…
Ví dụ: một người có mức thu nhập cao nhưng mức chi tiêu cũng cao sẽ có khả năng chịu đựng rủi ro thấp hơn so với một người có mức thu nhập tương đương nhưng nhu cầu chi tiêu thấp hơn.
Mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro thường liên đến các yếu tố về tâm lý của nhà đầu tư. Chỉ tiêu này thường được đánh giá dựa trên tỷ trọng của các tài sản rủi ro mà nhà đầu tư muốn trong danh mục của mình.
Ví dụ: một người muốn phân bổ 60% tài sản vào cổ phiếu là người có mức sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn mức trung bình, trong khi đó nhà đầu tư chỉ muốn cầm 10% cổ phiếu và 90% là trái phiếu chính phủ thường là những nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro dưới mức trung bình.
Thông thường, nếu bạn là người có mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao và có khả năng chịu rủi ro cao thì sẽ có khả năng chịu đựng rủi ro cao và ngược lại.
Tuy nhiên bạn có mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao nhưng mức độ chịu rủi ro thấp thì chỉ thường được chấm điểm ở mức thận trọng hơn, đó là ngưỡng thấp hơn một trong hai mức nói trên.
Giảm thiểu nguy cơ lỗ chồng lỗ vì chi phí giao dịch
Đây là một chủ đề đã được trao đổi sôi nổi trong suốt thời gian qua trên các diễn đàn, nhóm về chứng khoán Việt Nam.
Với việc nhiều công ty chứng khoán, điển hình như Chứng khoán AIS đang áp dụng chính sách miễn phí giao dịch (giao động từ 0,15-0,35%) cả chiều mua và chiều bán, nhà đầu tư giờ đây không còn phải đối mặt với việc “lỗ chồng lỗ” (vừa phải cắt lỗ cổ phiếu, vừa phải trả phí giao dịch).
Ngược lại, nếu thành công, nhà đầu tư sẽ tối đa hóa được lợi nhuận cho việc đầu tư chứng khoán của mình.