Hình ảnh hiếm hoi thời thơ ấu của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris

Sau khi ông Joe Biden rút lui khỏi cuộc đua, bà Kamala Harris có khả năng trở thành ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ.

 Kamala Devi Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California, Mỹ. Trong ảnh: Cô bé Kamala với bà cố Iris Finegan ở Jamaica. (Nguồn: White House)

Kamala Devi Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California, Mỹ. Trong ảnh: Cô bé Kamala với bà cố Iris Finegan ở Jamaica. (Nguồn: White House)

 Mẹ của Kamala, bà Shyamala Gopalan, là một nhà khoa học ung thư vú tại Tamil Nadu, Ấn Độ. Năm 1960, mẹ bà Kamala đến Mỹ để theo học tiến sĩ ngành nội tiết học tại UC Berkeley. Trong ảnh: Cô bé Kamala cùng mẹ Shyamala Gopalan. (Nguồn: White House)

Mẹ của Kamala, bà Shyamala Gopalan, là một nhà khoa học ung thư vú tại Tamil Nadu, Ấn Độ. Năm 1960, mẹ bà Kamala đến Mỹ để theo học tiến sĩ ngành nội tiết học tại UC Berkeley. Trong ảnh: Cô bé Kamala cùng mẹ Shyamala Gopalan. (Nguồn: White House)

 Cha bà, ông Donald J. Harris, người gốc Jamaica, là một giáo sư danh dự chuyên ngành kinh tế của Đại học Stanford. Năm 1961, ông đến Mỹ để học kinh tế tại UC Berkeley. Trong ảnh: Kamala cùng cha Donald Harris, năm 1965. (Nguồn: White House)

Cha bà, ông Donald J. Harris, người gốc Jamaica, là một giáo sư danh dự chuyên ngành kinh tế của Đại học Stanford. Năm 1961, ông đến Mỹ để học kinh tế tại UC Berkeley. Trong ảnh: Kamala cùng cha Donald Harris, năm 1965. (Nguồn: White House)

 Harris lớn lên tại Berkeley, California, cùng bố mẹ và người em gái Maya Harris. Lúc còn nhỏ, bà từng sống tại Đường Milvia ở trung tâm Berkeley, sau đó gia đình chuyển đến một căn nhà hai phòng trên Đường Bancroft ở Tây Berkeley, một khu vực có lượng lớn người Mỹ gốc Phi. Trong ảnh: Kamala Harris tại phòng thí nghiệm của mẹ ở Berkeley, California. (Nguồn: White House)

Harris lớn lên tại Berkeley, California, cùng bố mẹ và người em gái Maya Harris. Lúc còn nhỏ, bà từng sống tại Đường Milvia ở trung tâm Berkeley, sau đó gia đình chuyển đến một căn nhà hai phòng trên Đường Bancroft ở Tây Berkeley, một khu vực có lượng lớn người Mỹ gốc Phi. Trong ảnh: Kamala Harris tại phòng thí nghiệm của mẹ ở Berkeley, California. (Nguồn: White House)

 Khi lớn lên, Kamala theo học và tốt nghiệp Đại học Howard và Cao đẳng Luật Hastings - Đại học California. Trong ảnh: Kamala, bên phải, tại một cuộc biểu tình phản đối chế độ phân biệt chủng tộc khi đang theo học năm thứ nhất tại Đại học Howard, năm 1981. (Nguồn: White House)

Khi lớn lên, Kamala theo học và tốt nghiệp Đại học Howard và Cao đẳng Luật Hastings - Đại học California. Trong ảnh: Kamala, bên phải, tại một cuộc biểu tình phản đối chế độ phân biệt chủng tộc khi đang theo học năm thứ nhất tại Đại học Howard, năm 1981. (Nguồn: White House)

 Kamala Harris kết hôn với luật sư Douglas Emhoff vào năm 2014. Trong ảnh: Phó Tổng thống Kamala Harris và chồng Doug Emhoff tham dự sự kiện ủng hộ cộng đồng LGBT tại Washington, tháng 6/2021. (Nguồn: Reuters)

Kamala Harris kết hôn với luật sư Douglas Emhoff vào năm 2014. Trong ảnh: Phó Tổng thống Kamala Harris và chồng Doug Emhoff tham dự sự kiện ủng hộ cộng đồng LGBT tại Washington, tháng 6/2021. (Nguồn: Reuters)

 Bà bắt đầu làm việc tại Văn phòng Công tố viên quận Alameda năm 1990, trước khi gia nhập Văn phòng Công tố viên San Francisco và sau là văn phòng của Luật sư thành phố San Francisco. Năm 2010, bà được bầu làm Tổng chưởng lý California. Trong ảnh: Tổng chưởng lý California Kamala Harris và giới chức địa phương chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đến San Francisco, tháng 2/2011. (Nguồn: Reuters)

Bà bắt đầu làm việc tại Văn phòng Công tố viên quận Alameda năm 1990, trước khi gia nhập Văn phòng Công tố viên San Francisco và sau là văn phòng của Luật sư thành phố San Francisco. Năm 2010, bà được bầu làm Tổng chưởng lý California. Trong ảnh: Tổng chưởng lý California Kamala Harris và giới chức địa phương chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông đến San Francisco, tháng 2/2011. (Nguồn: Reuters)

 Đây là giai đoạn đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị của bà Kamala Harris - người phụ nữ da màu đầu tiên được bầu làm tổng chưởng lý bang California. Trong ảnh: Tổng chưởng lý California Kamala Harris phát biểu tại một cuộc họp báo ở Los Angeles, tháng 5/2011. (Nguồn: Reuters)

Đây là giai đoạn đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị của bà Kamala Harris - người phụ nữ da màu đầu tiên được bầu làm tổng chưởng lý bang California. Trong ảnh: Tổng chưởng lý California Kamala Harris phát biểu tại một cuộc họp báo ở Los Angeles, tháng 5/2011. (Nguồn: Reuters)

 Năm 2017, bà chính thức trở thành nữ Thượng nghị sĩ gốc Nam Á đầu tiên của Mỹ. Chỉ 3 năm sau đó, bà nhậm chức Phó Tổng thống. Trong ảnh: Thượng nghị sĩ Kamala Harris trò chuyện với Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tại lễ phát biểu Thông điệp Liên bang lần thứ hai của Tổng thống Donald Trump tại Đồi Capitol, tháng 2/2019. (Nguồn: Reuters)

Năm 2017, bà chính thức trở thành nữ Thượng nghị sĩ gốc Nam Á đầu tiên của Mỹ. Chỉ 3 năm sau đó, bà nhậm chức Phó Tổng thống. Trong ảnh: Thượng nghị sĩ Kamala Harris trò chuyện với Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tại lễ phát biểu Thông điệp Liên bang lần thứ hai của Tổng thống Donald Trump tại Đồi Capitol, tháng 2/2019. (Nguồn: Reuters)

Theo trang web Nhà Trắng, sự tiên phong của bà Harris cũng xuất phát từ việc bà luôn nghe theo lời khuyên của mẹ mình. Bà nói: "Mẹ tôi sẽ nhìn tôi và nói rằng, Kamala, con sẽ là người đầu tiên làm được nhiều điều, nhưng hãy đảm bảo con không phải là người cuối cùng". Trong ảnh: Thượng nghị sĩ Kamala Harris ăn trưa tại Rodney Scott's BBQ ở Charleston, Nam Carolina, tháng 2/2019. (Nguồn: Reuters)

Theo trang web Nhà Trắng, sự tiên phong của bà Harris cũng xuất phát từ việc bà luôn nghe theo lời khuyên của mẹ mình. Bà nói: "Mẹ tôi sẽ nhìn tôi và nói rằng, Kamala, con sẽ là người đầu tiên làm được nhiều điều, nhưng hãy đảm bảo con không phải là người cuối cùng". Trong ảnh: Thượng nghị sĩ Kamala Harris ăn trưa tại Rodney Scott's BBQ ở Charleston, Nam Carolina, tháng 2/2019. (Nguồn: Reuters)

 Bà Harris là ứng cử viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2020, nhưng rút lui trước cuộc bầu cử sơ bộ. Ông Joe Biden chọn bà làm liên danh tranh cử vào tháng 8/2020 và họ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Trong ảnh: Bà Kamala Harris và Phó Tổng thống Mike Pence tham gia cuộc tranh luận chiến dịch tranh cử phó tổng thống Mỹ năm 2020, tại trường Đại học Utah ở Salt Lake City, tháng 10/2020. (Nguồn: Reuters)

Bà Harris là ứng cử viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2020, nhưng rút lui trước cuộc bầu cử sơ bộ. Ông Joe Biden chọn bà làm liên danh tranh cử vào tháng 8/2020 và họ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Trong ảnh: Bà Kamala Harris và Phó Tổng thống Mike Pence tham gia cuộc tranh luận chiến dịch tranh cử phó tổng thống Mỹ năm 2020, tại trường Đại học Utah ở Salt Lake City, tháng 10/2020. (Nguồn: Reuters)

 Bà Kamala Harris là nữ Phó Tổng thống đầu tiên, Phó Tổng thống da màu đầu tiên, Phó Tổng thống gốc Nam Á đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Trong ảnh: Bà Kamala Harris đập tay với Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi bà tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ trong buổi lễ tại Điện Capitol, tháng 1/2021. (Nguồn: Reuters)

Bà Kamala Harris là nữ Phó Tổng thống đầu tiên, Phó Tổng thống da màu đầu tiên, Phó Tổng thống gốc Nam Á đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Trong ảnh: Bà Kamala Harris đập tay với Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi bà tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống Mỹ trong buổi lễ tại Điện Capitol, tháng 1/2021. (Nguồn: Reuters)

 Ngày 21/7 năm nay, Tổng thống Joe Biden bày tỏ ủng hộ bà Harris sau khi ông tuyên bố rút khỏi cuộc tranh cử giữa những câu hỏi về tuổi tác và sức khỏe của ông. Ông Biden cam kết sẽ tiếp tục giữ chức Tổng thống cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào ngày 20/1/2025. Trong ảnh: Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đi bộ trong khuôn viên trường Cao đẳng Morehouse và Đại học Clark Atlanta ở Atlanta, tháng 1/2022. (Nguồn: Reuters)

Ngày 21/7 năm nay, Tổng thống Joe Biden bày tỏ ủng hộ bà Harris sau khi ông tuyên bố rút khỏi cuộc tranh cử giữa những câu hỏi về tuổi tác và sức khỏe của ông. Ông Biden cam kết sẽ tiếp tục giữ chức Tổng thống cho đến khi nhiệm kỳ kết thúc vào ngày 20/1/2025. Trong ảnh: Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đi bộ trong khuôn viên trường Cao đẳng Morehouse và Đại học Clark Atlanta ở Atlanta, tháng 1/2022. (Nguồn: Reuters)

 Bà Harris giờ đây đứng trước cơ hội lịch sử với chính mình và cả nước Mỹ. Nếu được đại diện đảng Dân chủ và chiến thắng ông Trump của đảng Cộng hòa, bà sẽ ghi danh mình là nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Và nếu bà thắng cử, chồng bà cũng sẽ thành đệ nhất phu quân đầu tiên của nước Mỹ. Trong ảnh: Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Kamala Harris trong một cuộc họp thị trấn ở Portsmouth, New Hampshire, tháng 2/2019. (Nguồn: Reuters)

Bà Harris giờ đây đứng trước cơ hội lịch sử với chính mình và cả nước Mỹ. Nếu được đại diện đảng Dân chủ và chiến thắng ông Trump của đảng Cộng hòa, bà sẽ ghi danh mình là nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Và nếu bà thắng cử, chồng bà cũng sẽ thành đệ nhất phu quân đầu tiên của nước Mỹ. Trong ảnh: Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Kamala Harris trong một cuộc họp thị trấn ở Portsmouth, New Hampshire, tháng 2/2019. (Nguồn: Reuters)

(theo Reuters)

Kha Ninh

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/hinh-anh-hiem-hoi-thoi-tho-au-cua-pho-tong-thong-my-kamala-harris-279816.html