Hình ảnh lay động con tim về những nạn nhân da cam/dioxin

Ngày 10/8 hằng năm được lấy làm ngày 'Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam'. Hiện nay ở Việt Nam có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam. Tuy nhiên, chỉ có gần 400.000 người được hưởng chính sách trợ cấp của nhà nước.

Vợ chồng anh Hoàng Nguyên Hòa và chị Nguyễn Thị Ân ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đều ở chiến trường trở về, có 2 con bị di chứng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)

Vợ chồng anh Hoàng Nguyên Hòa và chị Nguyễn Thị Ân ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đều ở chiến trường trở về, có 2 con bị di chứng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)

Bác Từ Đức Phảng, ở phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong chiến tranh là chiến sỹ quân cảnh bảo vệ đường, kho, trạm. Năm 1975, bác Phản trực tiếp cứu chữa vụ cháy kho vũ khí Đồng Bà Thìn - Cam Ranh và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, khiến da bị nổi từng mảng đen, đỏ, tóc, lông mày, lông mi rụng hết. (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)

Bác Từ Đức Phảng, ở phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong chiến tranh là chiến sỹ quân cảnh bảo vệ đường, kho, trạm. Năm 1975, bác Phản trực tiếp cứu chữa vụ cháy kho vũ khí Đồng Bà Thìn - Cam Ranh và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, khiến da bị nổi từng mảng đen, đỏ, tóc, lông mày, lông mi rụng hết. (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)

Em Võ Thị Yến Nhi, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, bị bệnh xương thủy tinh, do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin từ người thân trong gia đình. Em không tự đi lại được nhưng vẫn ham học, hằng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Em Võ Thị Yến Nhi, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, bị bệnh xương thủy tinh, do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin từ người thân trong gia đình. Em không tự đi lại được nhưng vẫn ham học, hằng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Trẻ bị di chứng chất độc da cam/dioxin được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình-Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Gia đình ông Nguyễn Hữu Dõng, ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, có 7 người con bị di chứng chất độc da cam, là một trong 200 hộ gia đình đã từng bước ổn định cuộc sống từ dự án nuôi bò của Quỹ Hòa giải - Hàn gắn vết thương chiến tranh (Mỹ) do Quỹ Bảo trợ nạn nhân da cam hỗ trợ từ năm 2007. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Gia đình ông Nguyễn Hữu Dõng, ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, có 7 người con bị di chứng chất độc da cam, là một trong 200 hộ gia đình đã từng bước ổn định cuộc sống từ dự án nuôi bò của Quỹ Hòa giải - Hàn gắn vết thương chiến tranh (Mỹ) do Quỹ Bảo trợ nạn nhân da cam hỗ trợ từ năm 2007. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Bà Debra Jeanne Kraus, họa sỹ người Mỹ (có chồng là cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và đã chết) đến thăm 2 nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được nuôi dưỡng, điều trị tại làng Hữu Nghị, Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

Chị Trương Thị Thi (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) và con bị di chứng chất độc da cam/dioxin (2002). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)

Chị Trương Thị Thi (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) và con bị di chứng chất độc da cam/dioxin (2002). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)

Nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giúp các trẻ là nạn nhân chất độc da cam/dioxin tập phục hồi chức năng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giúp các trẻ là nạn nhân chất độc da cam/dioxin tập phục hồi chức năng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Vietnamplus

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/xa-hoi/hinh-anh-lay-dong-con-tim-ve-nhung-nan-nhan-da-camdioxin-post63117.html