Hình ảnh người dân xuyên đêm hái điên điển trên đồng lũ

Nguồn thủy sản cạn kiệt, hàng trăm người dân ở vùng rốn lũ Bảy Trúc (ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, H.An Phú, An Giang) đã tận dụng bờ ruộng, gò cao để trồng điên điển.

Việc thu hái bông diên điển xuyên đêm đem đến cho mỗi gia đình nguồn thu nhập từ 200 – 500 ngàn đồng/ngày.

Cù lao Bảy Trúc là nơi bị chia cắt vào mùa nước nổi và đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn.

Cù lao Bảy Trúc là nơi bị chia cắt vào mùa nước nổi và đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn.

Đây là nơi tiếp giáp với Campuchia và ngập sâu nhất của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Đây là nơi tiếp giáp với Campuchia và ngập sâu nhất của vùng Tứ giác Long Xuyên.

Việc trồng điên điển hái bông sau khi kết thúc vụ mùa và vào mùa lũ đã được người dân thực hiện hơn chục năm nay.

Việc trồng điên điển hái bông sau khi kết thúc vụ mùa và vào mùa lũ đã được người dân thực hiện hơn chục năm nay.

Ông Võ Tấn Hương - Trưởng ấp Phú Hiệp - cho biết: “Nghề hái điên điển trong ấp có khoảng 50 hộ, mỗi hộ tham gia từ 2 – 4 người”.

Ông Võ Tấn Hương - Trưởng ấp Phú Hiệp - cho biết: “Nghề hái điên điển trong ấp có khoảng 50 hộ, mỗi hộ tham gia từ 2 – 4 người”.

Người dân cho biết, điên điển thường trồng theo bờ mẫu, bờ đê cao quanh các khu đất trồng màu. Sau khi trồng khoảng 5 tháng là cho thu hoạch bông. Loại cây này không cần chăm sóc và chi phí rất thấp. Điên điển sống được trên cạn và khu vực ngập nước.

Người dân cho biết, điên điển thường trồng theo bờ mẫu, bờ đê cao quanh các khu đất trồng màu. Sau khi trồng khoảng 5 tháng là cho thu hoạch bông. Loại cây này không cần chăm sóc và chi phí rất thấp. Điên điển sống được trên cạn và khu vực ngập nước.

Bà Nguyễn Thị Thủ (56 tuổi) cho biết: “Trước đây, điên điển được hái bông vào ban ngày nhưng không kịp bán cho thương lái nên người dân đành chuyển sang hoạt động về đêm”.

Bà Nguyễn Thị Thủ (56 tuổi) cho biết: “Trước đây, điên điển được hái bông vào ban ngày nhưng không kịp bán cho thương lái nên người dân đành chuyển sang hoạt động về đêm”.

Đám điên điển của vợ chồng bà Thủ mỗi ngày thu hoạch được 30 – 40kg (mỗi ký 16 ngàn đồng) đã kéo dài được 6 tháng. Tuy nhiên lúc này đành thất nghiệp vì chuột cắn phá.

Đám điên điển của vợ chồng bà Thủ mỗi ngày thu hoạch được 30 – 40kg (mỗi ký 16 ngàn đồng) đã kéo dài được 6 tháng. Tuy nhiên lúc này đành thất nghiệp vì chuột cắn phá.

3 giờ sáng, ông Tư Cương (chồng bà Thủ) lái xuồng đưa chúng tôi vượt đồng nước để đến khu vực có hàng chục người dân đang cặm cụi hái bông điên điển.

3 giờ sáng, ông Tư Cương (chồng bà Thủ) lái xuồng đưa chúng tôi vượt đồng nước để đến khu vực có hàng chục người dân đang cặm cụi hái bông điên điển.

Sau 5 phút di chuyển, xuồng chúng tôi tới, những chiếc đèn liên tục chớp nhoáng trong màn đêm. Điểm gặp đầu tiên là nơi vợ chồng cụ Bảy Thăng (77 tuổi) đang neo xuồng.

Sau 5 phút di chuyển, xuồng chúng tôi tới, những chiếc đèn liên tục chớp nhoáng trong màn đêm. Điểm gặp đầu tiên là nơi vợ chồng cụ Bảy Thăng (77 tuổi) đang neo xuồng.

Bà Bảy Tuyết (71 tuổi, vợ ông Bảy Thăng) cho biết, vợ chồng đi hái bông điên điển từ lúc 0 giờ sáng, đến 10 giờ trưa mới xong. Mỗi đêm vợ chồng bà hái được khoảng 20kg, còn những người trẻ hơn phải từ 30 – 40kg.

Bà Bảy Tuyết (71 tuổi, vợ ông Bảy Thăng) cho biết, vợ chồng đi hái bông điên điển từ lúc 0 giờ sáng, đến 10 giờ trưa mới xong. Mỗi đêm vợ chồng bà hái được khoảng 20kg, còn những người trẻ hơn phải từ 30 – 40kg.

“Nghề này cực lắm vì thức đêm, dầm mưa vì nếu làm sáng thì hái xong chẳng có người mua. Sáng là người ta đến cân sớm rồi, mà để ngày mai cũng không được. Thấy nhẹ nhàng vậy chứ vất vả lắm vì bồ hông liên tục bay vô mắt, ong chích té khỏi xuồng ướt hết cả người” – bà Tuyết tâm sự.

“Nghề này cực lắm vì thức đêm, dầm mưa vì nếu làm sáng thì hái xong chẳng có người mua. Sáng là người ta đến cân sớm rồi, mà để ngày mai cũng không được. Thấy nhẹ nhàng vậy chứ vất vả lắm vì bồ hông liên tục bay vô mắt, ong chích té khỏi xuồng ướt hết cả người” – bà Tuyết tâm sự.

Ông Thăng cho biết: “Hàng đêm hái được bán có tiền để chi tiêu tiền cá, mắm, điện, nước, gạo… Nhờ loài cây này mà cuộc sống người dân vùng lũ tạm ổn”.

Ông Thăng cho biết: “Hàng đêm hái được bán có tiền để chi tiêu tiền cá, mắm, điện, nước, gạo… Nhờ loài cây này mà cuộc sống người dân vùng lũ tạm ổn”.

Dù mưa gió người dân cột xuồng vào cây điên điển và mặc áo mưa để hái chứ không được bỏ cữ.

Dù mưa gió người dân cột xuồng vào cây điên điển và mặc áo mưa để hái chứ không được bỏ cữ.

Vì chén cơm, chuyện học hành của con, cháu mà những người dân nơi đây chấp nhận đứng liên tục hàng giờ trên chiếc xuồng nhỏ nhấp nhô trên mặt sóng.

Vì chén cơm, chuyện học hành của con, cháu mà những người dân nơi đây chấp nhận đứng liên tục hàng giờ trên chiếc xuồng nhỏ nhấp nhô trên mặt sóng.

Người dân mang điên điển lên cân cho thương lái ngay trong đêm.

Người dân mang điên điển lên cân cho thương lái ngay trong đêm.

 Bà Nguyễn Thị Trực cho biết: “4 giờ sáng là tôi đi cân bông điên điển của một số hộ quanh đây. Mỗi ngày cân được 40 – 60kg, kiếm về trăm mấy chục ngàn”.

Bà Nguyễn Thị Trực cho biết: “4 giờ sáng là tôi đi cân bông điên điển của một số hộ quanh đây. Mỗi ngày cân được 40 – 60kg, kiếm về trăm mấy chục ngàn”.

Mỗi ký bông điên điển có giá từ 16 - 20 ngàn đồng.

Mỗi ký bông điên điển có giá từ 16 - 20 ngàn đồng.

 Điên điển thường được dùng để chế biến nhiều món ăn, trong đó ăn kèm với cá linh thì khỏi phải chê.

Điên điển thường được dùng để chế biến nhiều món ăn, trong đó ăn kèm với cá linh thì khỏi phải chê.

Nguyễn Nhân

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/phong-su-anh/hang-chuc-nguoi-dan-xuyen-dem-hai-dien-dien-tren-dong-lu_80575.html