Hình ảnh thế giới trong tuần

Thế giới tuần qua trải qua nhiều biến động. Nổi bật là lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito sau khi cha ông thoái vị, mở ra thời đại Lệnh Hòa.

Lễ đăng quang cho thấy bức tranh của xã hội Nhật Bản: Vừa hiện đại vừa truyền thống với những định chế như Hoàng gia có nhiều quy định ngặt nghèo.

Bên cạnh đó là hàng loạt cuộc biểu tình trên toàn cầu từ Chile, Hong Kong đến Iraq cho thấy làn sóng bất mãn của người dân trước các chính quyền. Họ nổi giận vì lương thấp, chi phí sinh hoạt cao, dịch vụ công nghèo nàn cho đến những can thiệp sâu rộng vào nền chính trị đặc thù của 1 đặc khu như Hong Kong đến từ chính quyền Trung Quốc.

Người biểu tình chống chính quyền Chile ở Santiago ngày 20-10. Họ nổi giận vì mức lương thấp, chi phí sinh hoạt cao - Ảnh: Reuters

Người biểu tình chống chính quyền Chile ở Santiago ngày 20-10. Họ nổi giận vì mức lương thấp, chi phí sinh hoạt cao - Ảnh: Reuters

Nếu trước đây toàn cầu hoáp được xem là “Thánh kinh” khi nói tới với việc dỡ rào cản thương mại, tạo ra thị trường tự do để lưu chuyển hàng hóa thì nay một số hệ lụy của nó như việc một lớp người bị bỏ lại đằng sau trên đà phát triển khiến họ nổi giận biến nó thành những đợt biểu tình (Chile, Iraq). Các phong trào dân túy nổi lên ở nhiều nơi như Mỹ, Châu Âu kêu gọi phản đối làn sóng người nhập cư... khiến tình hình thêm rối loạn.

Tất cả những biến động đó được thu vào ống kính của các nhiếp ảnh gia quốc tế.

Một khách mời đứng trên sân khấu chờ tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu ở Pittsburgh, bang Pennsylvania ngày 23-10 - Ảnh: Reuters

Một khách mời đứng trên sân khấu chờ tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu ở Pittsburgh, bang Pennsylvania ngày 23-10 - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vái Nhật hoàng Naruhito trong nghi lễ đăng quang của ông ngày 22-10 ở Tokyo - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vái Nhật hoàng Naruhito trong nghi lễ đăng quang của ông ngày 22-10 ở Tokyo - Ảnh: Reuters

Phản ứng của 1 người đàn ông trước lực lượng cảnh sát quốc gia Haiti trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng chấp pháp ngày 20-10. Người biểu tình yêu cầu tổng thống Jovenel Moise từ chức - Ảnh: Reuters

Phản ứng của 1 người đàn ông trước lực lượng cảnh sát quốc gia Haiti trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng chấp pháp ngày 20-10. Người biểu tình yêu cầu tổng thống Jovenel Moise từ chức - Ảnh: Reuters

Những người ủng hộ Liên minh Châu Âu (EU) biểu thị sự vui mừng vào ngày 19-10 sau khi Nghị viện Anh bỏ phiếu hoãn thỏa thuận Brexit của chính phủ để các bên nghiên cứu thêm về thỏa thuận này - Ảnh: Reuters

Những người ủng hộ Liên minh Châu Âu (EU) biểu thị sự vui mừng vào ngày 19-10 sau khi Nghị viện Anh bỏ phiếu hoãn thỏa thuận Brexit của chính phủ để các bên nghiên cứu thêm về thỏa thuận này - Ảnh: Reuters

Khung cảnh trời thu ở Le Chenit, Thụy Sĩ ngày 23-10 - Ảnh: Reuters

Khung cảnh trời thu ở Le Chenit, Thụy Sĩ ngày 23-10 - Ảnh: Reuters

Một bé gái bị thương được chữa trị ở thị trấn Tal Abyad, Syria ngày 20-10. Chiến sự từ cuộc nội chiến kéo dài 8 năm ở Syria khiến nhiều dân thường thiệt mạng, nhiều gia đình ly hương - Ảnh: Reuters

Một bé gái bị thương được chữa trị ở thị trấn Tal Abyad, Syria ngày 20-10. Chiến sự từ cuộc nội chiến kéo dài 8 năm ở Syria khiến nhiều dân thường thiệt mạng, nhiều gia đình ly hương - Ảnh: Reuters

Tay súng của băng đảng ma túy Sinaloa được nhìn thấy bên ngoài địa điểm xảy ra chạm trán giữa lực lượng an ninh liên bang và băng đảng này tại Culiacan, bang Sinaloa, Mexico ngày 17-10. Chính quyền bắt Ovidio Guzman, con trai của tay trùm "El Chapo" Guzman nhưng sau đó phải thả hắn ra vì băng Sinaloa đáp trả bằng bạo động. Đây được xem là thất bại đáng tủi hổ của lực lượng an ninh - Ảnh: Reuters

Tay súng của băng đảng ma túy Sinaloa được nhìn thấy bên ngoài địa điểm xảy ra chạm trán giữa lực lượng an ninh liên bang và băng đảng này tại Culiacan, bang Sinaloa, Mexico ngày 17-10. Chính quyền bắt Ovidio Guzman, con trai của tay trùm "El Chapo" Guzman nhưng sau đó phải thả hắn ra vì băng Sinaloa đáp trả bằng bạo động. Đây được xem là thất bại đáng tủi hổ của lực lượng an ninh - Ảnh: Reuters

Chiếc xe tải chứa thi thể 39 người nhập cư trái phép được phát hiện ở Grays, Essex, Anh ngày 23-10 khiến dư luận nước này chấn động. Lúc đầu truyền thông đưa tin đó là thi thể của 39 người Trung Quốc, nhưng sau đó các thông tin cho thấy có nhiều nạn nhân người Việt bên trong. Những năm qua, Anh nổi lên là điểm đến của dòng người nhập cư trái phép đi từ Châu Âu lục địa sang. Những người nhập cư dạng này có nguy cơ phải lao động trong những cơ sở chui như "nô lệ thời hiện đại" - Ảnh: Reuters

Chiếc xe tải chứa thi thể 39 người nhập cư trái phép được phát hiện ở Grays, Essex, Anh ngày 23-10 khiến dư luận nước này chấn động. Lúc đầu truyền thông đưa tin đó là thi thể của 39 người Trung Quốc, nhưng sau đó các thông tin cho thấy có nhiều nạn nhân người Việt bên trong. Những năm qua, Anh nổi lên là điểm đến của dòng người nhập cư trái phép đi từ Châu Âu lục địa sang. Những người nhập cư dạng này có nguy cơ phải lao động trong những cơ sở chui như "nô lệ thời hiện đại" - Ảnh: Reuters

Đoàn xe của quân đội Mỹ được nhìn thấy ở Erbil, Iraq ngày 21-10 sau khi rút quân khỏi miền bắc Syria. Quyết định rút quân đang gây tranh cãi của tổng thống Trump - Ảnh: Reuters

Đoàn xe của quân đội Mỹ được nhìn thấy ở Erbil, Iraq ngày 21-10 sau khi rút quân khỏi miền bắc Syria. Quyết định rút quân đang gây tranh cãi của tổng thống Trump - Ảnh: Reuters

Biểu tình tại Hong Kong tiếp tục tăng nhiệt ngày 20-10. Dù chính quyền đặc khu này đã rút lại dự luật dẫn độ nhưng người biểu tình cho rằng chỉ mới đáp ứng 1 trong 5 yêu cầu của họ - Ảnh: Reuters

Biểu tình tại Hong Kong tiếp tục tăng nhiệt ngày 20-10. Dù chính quyền đặc khu này đã rút lại dự luật dẫn độ nhưng người biểu tình cho rằng chỉ mới đáp ứng 1 trong 5 yêu cầu của họ - Ảnh: Reuters

Anh Duy (Theo Reuters)

Nguồn CA TP.HCM: http://congan.com.vn/quoc-te/thoi-su-quoc-te/the-gioi-trong-tuan-qua-anh_82106.html