Hình ảnh trong cuốn sách về nghệ thuật Huế
Cuốn 'Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế' của Léopold Cadìere rất có giá trị trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Minh họa XLVII: Chữ Thọ (bản vẽ của ông Lê Văn Tùng): Ở chính giữa, chữ Thọ thể hiện qua hình ảnh đỉnh trầm, xung quanh là nhành lá. Ở các góc, nhành lá biến hóa thành dơi. Bản vẽ theo cánh được chạm trổ ở phòng Tân - Thơ - Viện.
Minh họa LVII: Đường hoa văn kiểu giá kệ (bản vẽ của ông Lê Văn Tùng): Hoa văn trên có đặt chiếc bình với nhành hoa mẫu đơn đang ra hoa, một khay đựng đồ tế lễ. Chính giữa là chiếc khánh treo ở giá, biểu trưng cho sự phúc lành. Ở các phần thấp hơn, nhiều họa tiết khác như chồng sách, đĩa mài mực, ống đựng bút lông... Tất cả đều biểu trưng cho những ý nghĩa, ước muốn khác nhau của kẻ sĩ. Ảnh: Thái Hà Books.
Minh họa LXII: Bình phong điện lớn của Viện Cơ mật: Trên bức bình phong, chúng ta có thể nhận dạng hình long, lân, quy, phụng. Bên trái bức bình phong có chữ Thọ ở chính giữa. Ngoài ra, trên các ổng quyển còn được thể hiện sinh động với nhiều họa tiết như nụ sen, hoa điểu, phong cảnh... Ảnh: Thái Hà Books.
Minh họa LXXVIII: Rường nhà được chạm trổ (bản vẽ của ông Lê Văn Tùng): Đây là những họa tiết thường thấy được thể hiện trên rường, cột, trụ hay phần mái hiên của gian phòng. Ảnh: Thái Hà Books.
Minh họa CCXVII: Bức ảnh thể hiện nét kiến trúc xưa thông qua một số mộ phần của các sư. Khu vực này nằm ở phía sau núi Ngự Bình (bản vẽ màu nước của ông Tôn Thất Sa). Ảnh: Thái Hà Books.
Minh họa CCXXII: Cổng đền thờ Kiên - Thái - Vương: Khu vực này nằm gần chợ An - Cựu (bản vẽ màu nước của ông Tôn Thất Sa). Ảnh: Thái Hà Books.
Nguồn Znews: https://zingnews.vn/hinh-anh-trong-cuon-sach-ve-nghe-nhan-hue-post1138992.html