Hình hài tuyến Vành đai 3 của TPHCM

Dự án đường Vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài toàn tuyến là 76,34 km, bao gồm TPHCM 47,5 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km; Long An 6,8 km. Hiện tại, con đường thành hình rõ nhất đoạn nhập vào cao tốc Tân Vạn, tỉnh Bình Dương.

Đoạn đầu cao tốc Tân Vạn (bên phải) giao với đường DT743, hướng từ Xa lộ Hà Nội nhìn về tỉnh Đồng Nai, TPHCM. Đường Vành đai 3 TPHCM dài tới 92km, trong đó đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn qua tỉnh Bình Dương dài 15,3km đi trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã đưa vào khai thác.

Đoạn đầu cao tốc Tân Vạn (bên phải) giao với đường DT743, hướng từ Xa lộ Hà Nội nhìn về tỉnh Đồng Nai, TPHCM. Đường Vành đai 3 TPHCM dài tới 92km, trong đó đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn qua tỉnh Bình Dương dài 15,3km đi trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã đưa vào khai thác.

Đối diện đầu cao tốc Tân Vạn là đường cụt nội bộ khu công nghiệp Dệt may Bình An, hướng ra Xa lộ Hà Nội. Đường Vành đai 3 TPHCM đi qua TPHCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương tạo thành một vòng tròn, rút ngắn thời gian đi lại trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ai cũng mong tuyến đường sớm hoàn thành.

Đối diện đầu cao tốc Tân Vạn là đường cụt nội bộ khu công nghiệp Dệt may Bình An, hướng ra Xa lộ Hà Nội. Đường Vành đai 3 TPHCM đi qua TPHCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương tạo thành một vòng tròn, rút ngắn thời gian đi lại trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ai cũng mong tuyến đường sớm hoàn thành.

Từ cao tốc Tân Vạn rẽ trái đường DT743 sẽ hướng về ngã ba Tân Vạn, cảng Bình Dương, Đồng Nai. Có thể thấy đoạn đầu của cao tốc Tân Vạn khi thành hình đường Vành đai 3 sẽ kết nối nhiều vị trí giao thương quan trọng của TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương. Nếu như từ Bình Dương, Đồng Nai có thể từ nút giao Tân Vạn đi đường Vành đai 3 tới cao tốc Bến Lức - Long Thành rồi qua TPHCM - Trung Lương để về các tỉnh miền Tây. Từ miền Tây tài xế có thể rẽ vào đường Vành đai 3 tại Bến Lức (Long An) để hướng đến các khu vực trọng điểm Đông Nam Bộ như Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, sân bay Long Thành...

Từ cao tốc Tân Vạn rẽ trái đường DT743 sẽ hướng về ngã ba Tân Vạn, cảng Bình Dương, Đồng Nai. Có thể thấy đoạn đầu của cao tốc Tân Vạn khi thành hình đường Vành đai 3 sẽ kết nối nhiều vị trí giao thương quan trọng của TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương. Nếu như từ Bình Dương, Đồng Nai có thể từ nút giao Tân Vạn đi đường Vành đai 3 tới cao tốc Bến Lức - Long Thành rồi qua TPHCM - Trung Lương để về các tỉnh miền Tây. Từ miền Tây tài xế có thể rẽ vào đường Vành đai 3 tại Bến Lức (Long An) để hướng đến các khu vực trọng điểm Đông Nam Bộ như Khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu công nghiệp Nhơn Trạch, sân bay Long Thành...

Dự án đường Vành đai 3 giai đoạn 1 sẽ đầu tư hơn 76km còn lại và cùng với đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang xây dựng đạt 80%) tạo nên một vòng tròn khép kín, bao quanh ngoại thành.

Dự án đường Vành đai 3 giai đoạn 1 sẽ đầu tư hơn 76km còn lại và cùng với đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (đang xây dựng đạt 80%) tạo nên một vòng tròn khép kín, bao quanh ngoại thành.

Theo UBND TPHCM, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã nghiên cứu, đánh giá và thống nhất xây dựng tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn cho dự án như trên là phù hợp. TPHCM và các tỉnh cùng thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận bố trí vốn ngân sách Trung ương cho dự án theo tiến độ.

Theo UBND TPHCM, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã nghiên cứu, đánh giá và thống nhất xây dựng tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn cho dự án như trên là phù hợp. TPHCM và các tỉnh cùng thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận bố trí vốn ngân sách Trung ương cho dự án theo tiến độ.

Còn tại Bình Dương, diện tích đất dân cư tính toán đền bù cao hơn diện tích trong thuyết minh báo cáo của Chính phủ là 11,2 ha và làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng lên 1.677 - 3.920 tỷ đồng. Diện tích tính toán đền bù là 30 ha trong khi diện tích trong báo cáo là 18,78 ha, giá đền bù tính toán tại Bình Dương là 15 - 35 triệu đồng/m2.

Còn tại Bình Dương, diện tích đất dân cư tính toán đền bù cao hơn diện tích trong thuyết minh báo cáo của Chính phủ là 11,2 ha và làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng lên 1.677 - 3.920 tỷ đồng. Diện tích tính toán đền bù là 30 ha trong khi diện tích trong báo cáo là 18,78 ha, giá đền bù tính toán tại Bình Dương là 15 - 35 triệu đồng/m2.

Đường nội bộ khu công nghiệp Dệt may Bình An chờ đấu nối với hệ thống giao thông khu vực ngã ba Tân Vạn - Vành đai 3.

Đường nội bộ khu công nghiệp Dệt may Bình An chờ đấu nối với hệ thống giao thông khu vực ngã ba Tân Vạn - Vành đai 3.

Nút giao thông Tân Vạn - Mỹ Phước thuộc đường Vành đai 3 trưa 7/6 ghi nhận lượng phương tiện khá đông.

Nút giao thông Tân Vạn - Mỹ Phước thuộc đường Vành đai 3 trưa 7/6 ghi nhận lượng phương tiện khá đông.

Nhánh bên trái là trục cao tốc Tân Vạn - Mỹ Phước, nhánh bên phải là Quốc lộ 1K. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, quy hoạch vành đai 3 có từ năm 2011, nếu triển khai ngay sau khi có quy hoạch, chắc chắn chi phí giải phóng mặt bằng sẽ giảm 1/10 so với bây giờ.

Nhánh bên trái là trục cao tốc Tân Vạn - Mỹ Phước, nhánh bên phải là Quốc lộ 1K. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, quy hoạch vành đai 3 có từ năm 2011, nếu triển khai ngay sau khi có quy hoạch, chắc chắn chi phí giải phóng mặt bằng sẽ giảm 1/10 so với bây giờ.

Tuyến Vành đai 3 đoạn Tân Vạn cơ bản hình thành 6 làn đường. Về sự cần thiết, theo ông Phan Văn Mãi, hồ sơ đã đề cập rất rõ. “Đường Vành đai 3 được triển khai sớm hoàn thành sẽ giúp TPHCM, các tỉnh trong khu vực dự án, đặc biệt là vùng trọng điểm phía Nam giải quyết điểm nghẽn về giao thông, đồng thời mở ra tuyến giao thông chiến lược. Nếu có vành đai 3 thì việc 'xuyên tâm' TPHCM và một số vị trí trên các địa phương trong vùng dự án sẽ được giải quyết; tạo ra dòng lưu thông thông suốt hơn, thời gian di chuyển ngắn hơn, giảm chi phí logistic”, ông Mãi lý giải, đồng thời lưu ý, việc hoàn thiện vành đai 3 không chỉ là vấn đề giao thông, mà là kết nối vùng, mở ra không gian phát triển mới và tạo động lực mới cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.

Tuyến Vành đai 3 đoạn Tân Vạn cơ bản hình thành 6 làn đường. Về sự cần thiết, theo ông Phan Văn Mãi, hồ sơ đã đề cập rất rõ. “Đường Vành đai 3 được triển khai sớm hoàn thành sẽ giúp TPHCM, các tỉnh trong khu vực dự án, đặc biệt là vùng trọng điểm phía Nam giải quyết điểm nghẽn về giao thông, đồng thời mở ra tuyến giao thông chiến lược. Nếu có vành đai 3 thì việc 'xuyên tâm' TPHCM và một số vị trí trên các địa phương trong vùng dự án sẽ được giải quyết; tạo ra dòng lưu thông thông suốt hơn, thời gian di chuyển ngắn hơn, giảm chi phí logistic”, ông Mãi lý giải, đồng thời lưu ý, việc hoàn thiện vành đai 3 không chỉ là vấn đề giao thông, mà là kết nối vùng, mở ra không gian phát triển mới và tạo động lực mới cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới.

“Có ý kiến nói làm 4 làn xe thì giải phóng mặt bằng 4 làn thôi, giải phóng nhiều làm gì? Nhưng bằng kinh nghiệm của TPHCM, các công trình giao thông trên địa bàn toàn quốc, nếu chúng ta không giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn thiện thì sau này tới lúc mở ra 6 làn xe hay 8 làn xe sẽ gặp rất khó khăn, lúc đó chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn, thời gian sẽ kéo dài”, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi nói trong cuộc thảo luận tổ.

“Có ý kiến nói làm 4 làn xe thì giải phóng mặt bằng 4 làn thôi, giải phóng nhiều làm gì? Nhưng bằng kinh nghiệm của TPHCM, các công trình giao thông trên địa bàn toàn quốc, nếu chúng ta không giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn thiện thì sau này tới lúc mở ra 6 làn xe hay 8 làn xe sẽ gặp rất khó khăn, lúc đó chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn, thời gian sẽ kéo dài”, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi nói trong cuộc thảo luận tổ.

Việc hoàn thành đường Vành đai 3 TPHCM sẽ tạo đột phá về hạ tầng giao thông vừa mở đường cho cách triển khai các dự án liên vùng như đường vành đai 4, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ hoặc đường trên cao trong thời gian tới đây.

Việc hoàn thành đường Vành đai 3 TPHCM sẽ tạo đột phá về hạ tầng giao thông vừa mở đường cho cách triển khai các dự án liên vùng như đường vành đai 4, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ hoặc đường trên cao trong thời gian tới đây.

Hiện Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án Vành đai 3 TPHCM tại kỳ họp tháng 5. Giai đoạn 1, dự án làm 4 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên (bố trí không liên tục) với quy mô mỗi bên từ 2 đến 3 làn xe. Đường vành đai 3 có 6 nút giao lớn, 4 vị trí kết nối ra, vào kết nối với các đường cao tốc, quốc lộ.

Phạm Nguyễn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/hinh-hai-tuyen-vanh-dai-3-cua-tphcm-post1444371.tpo