Hình thành thói quen bảo vệ môi trường từ bậc học mầm non

Lòng nhân ái của trẻ sẽ được nhen nhóm, vun đắp mỗi ngày và sẽ khơi dậy mạnh mẽ nếu được gia đình, cha mẹ che chở, dạy dỗ từ thuở còn thơ. Và lòng trắc ẩn đó được lan tỏa đến cộng đồng, xã hội, nhất là những lúc hoạn nạn, khi được giáo dục trong nhà trường.

Các giáo viên Trường mầm non Hòa An hướng dẫn học sinh sử dụng rác tái chế để trang trí cho trường, lớp học. Ảnh: ANH NGỌC

Các giáo viên Trường mầm non Hòa An hướng dẫn học sinh sử dụng rác tái chế để trang trí cho trường, lớp học. Ảnh: ANH NGỌC

Biến rác thi thành sn phm hu ích

Trường mầm non Hòa An hiện có 9 nhóm lớp, trong đó có 7 nhóm lớp bán trú, tổng số trẻ toàn trường bình quân hằng năm hơn 300 em. Lượng rác thải của trường khoảng 70-80kg mỗi ngày, chủ yếu là đầu cá, xương cá, đầu tôm, xác cua, rác từ rau củ quả, vỏ các loại trái cây, túi ni lông, chai mắm, dầu ăn, lon nước, hộp sữa, giấy lau tay, hộp xốp đựng thức ăn, thức ăn thừa… và một lượng lớn rác từ lá cây được thu gom ở sân trường. Lượng rác thải sinh hoạt của nhà trường khá lớn, nếu thu gom, xử lý không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến môi trường.

Xuất phát từ thực tế nói trên, ngoài công tác dạy và học, Trường mầm non Hòa An đã triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường được giáo viên và học sinh của trường hưởng ứng nhiệt tình, phụ huynh cũng tích cực tham gia. Trường đã tổ chức thu gom, phân loại rác thải và tái chế một số loại rác, đặc biệt là rác thải nhựa nhằm biến chúng thành đồ dùng dạy học, góp phần giảm thiểu rác thải sinh hoạt trong trường.

Cô Phạm Thị Bích Mai, giáo viên Trường mầm non Hòa An cho biết: Để chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, trường triển khai mô hình tái sử dụng rác thải nhựa để làm đồ dùng học tập, đồ chơi và trang trí lớp học. Các loại rác thải từ chai mắm, dầu ăn, nước suối, lon nước ngọt, hộp sữa, hộp đựng thức ăn, lõi giấy vệ sinh… được giáo viên thu gom, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, các cô hướng dẫn và cùng các cháu làm ra nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi. Từ năm 2020 đến nay, cô trò nhà trường đã làm ra hơn 30 bộ đồ chơi từ rác tái chế.

Bên cạnh đó, Trường mầm non Hòa An còn vận động và được chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và cha mẹ học sinh hỗ trợ, trang bị đủ thùng đựng rác, thùng ủ rác thải hữu cơ thành phân bón. Cô Phan Thị Tuyết Nhung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đã in chữ, dán hình ảnh lên thùng đựng rác gồm rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế để giáo viên hướng dẫn trẻ phân loại, bỏ đúng từng loại rác vào thùng, nhằm giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non. Rác hữu cơ được thu gom riêng, đưa vào các thùng ủ để ủ thành phân bón cho cây cảnh sân trường, vườn cây nha đam và vườn rau sạch của nhà trường. Riêng cây nha đam, bình quân mỗi tháng trường bán được 1,5-2 triệu đồng, số tiền này góp vào quỹ và hỗ trợ tiền ăn bán trú cho hơn 10 học sinh là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Trin khai nhân rng

Từ những vật liệu, phế phẩm đã qua sử dụng, với đôi bàn tay khéo léo, các cô giáo Trường mầm non Hòa An đã sáng tạo, hướng dẫn và cùng học sinh làm nên những đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em, các vật dụng hữu ích, góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Từ năm 2020 đến nay, Trường mầm non Hòa An đã triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường, với mục tiêu xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện. “Các mô hình bảo vệ môi trường mà trường đã và đang triển khai còn giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, kỹ năng sống về bảo vệ môi trường cho trẻ”, cô Phạm Thị Tuyết Nhung chia sẻ.

Theo ông Trương Đình Khai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, việc phân loại, tái sử dụng, tái chế rác thải ở Trường mầm non Hòa An giúp giảm khoảng 70-80% lượng rác phải chuyển đi xử lý, giảm 50% chi phí xử lý rác so với trước đây. Hoạt động tái chế, tái sử dụng đã biến rác thành sản phẩm hữu ích (đồ dùng dạy học, đồ chơi, phân hữu cơ) từ đó thay đổi tư duy về quản lý rác, hình thành thói quen phân loại rác cho học sinh mầm non, giáo viên, tạo hiệu ứng lan tỏa trong phụ huynh.

“Sự thành công của mô hình phân loại rác tại nguồn, giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần đã góp phần hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đảm bảo 100% trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện mô hình Trường học không rác thải; phân loại, giảm thiểu rác thải, túi ni lông, đồ nhựa khó phân hủy dùng một lần”, ông Trương Đình Khai nói.

Các hoạt động, mô hình bảo vệ môi trường ở Trường mầm non Hòa An đã vận động được giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cùng tham gia. Đây là khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo. Tháng 7/2024, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định trao tặng Giải thưởng Môi trường tỉnh Phú Yên lần IV - năm 2024 cho 2 tập thể và 2 cá nhân, trong đó có Trường mầm non Hòa An.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Trương Đình Khai

ANH NGỌC

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/82/320847/hinh-thanh-thoi-quen-bao-ve-moi-truong-tu-bac-hoc-mam-non.html