Chiến dịch tấn công xâm lược Liên Xô được trùm phát xít Hitler và các quan chức Đức quốc xã lên kế hoạch bí mật và chi tiết trong nhiều tháng. Đến ngày 22/6/1941, Đức quốc xã đã bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô dù trước đó 2 nước đã ký Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau.
Do tiến hành cuộc chiến một cách bất ngờ và triển khai hơn 3,5 triệu lính Đức cùng quân đồng minh, đội quân của Hitler nắm được lợi thế lớn nên nhanh chóng tràn qua hầu hết biên giới của Liên Xô.
Trong những tháng đầu của cuộc chiến, quân đội phát xít Đức liên tiếp giành được thắng lợi, chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ, làng mạc của Liên Xô.
Khi Liên Xô bước vào mùa Đông, cuộc tấn công của quân Đức quốc xã bị chậm lại không như mùa Hè năm 1941.
Nguyên do là bởi quân Đức không được trang bị đầy đủ nhu yếu phẩm, để đối mặt với thời tiết lạnh giá khắc nghiệt cũng như gặp vấn đề về hậu cần. Thêm nữa, quân và dân Liên Xô kiên cường chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của quân địch.
Trong bối cảnh đó, một số tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Đức quốc xã kiến nghị nhà độc tài Hitler tập trung mọi lực lượng cho Tập đoàn quân trung tâm, thẳng tiến đến Moscow, chiếm lấy đầu não chỉ huy của Liên Xô rồi từng bước đánh chiếm các thành phố quan trọng khác.
Nếu quân Đức quốc xã tác chiến theo kế hoạch này thì cục diện chiến sự có lẽ đã khác. Tuy nhiên, Hitler đã phạm sai lầm lớn khi quyết định tiến hành theo cách ngược lại.
Nhà độc tài Hitler hạ lệnh Tập đoàn quân Trung tâm (mạnh nhất và thiện chiến nhất) phải chia quân cho hai hướng tấn công. Trong đó, ở phía Bắc, Hitler muốn quân Đức cùng các nước đồng minh chiếm lấy thành phố Leningrad.
Tiếp đến, ở phía Nam, Hitler cho một đội quân tiến đánh Ukraine, kiểm soát các mỏ dầu ở vùng Kavkaz cũng như muốn hỗ trợ đồng minh Italy ở chiến trường Nam Âu.
Với quyết định như vậy, quân Đức quốc xã không thể chiếm được Moscow cũng như từng bước thất bại hoàn toàn ở Liên Xô và mặt trận phía Đông.
Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.
Tâm Anh (TH)