'Hổ mang bay' P-39 bị Mỹ khinh rẻ giúp gì cho Liên Xô? (P2)

Mặc dù tiêm kích P-39 bị Không quân Mỹ 'ruồng bỏ', nhưng khi biên chế trong lực lượng Không quân Liên Xô, đã phát huy hết khả năng và lập nhiều thành tích xuất sắc.

Sau khi Mỹ và Liên Xô ký Chương trình Lend-Lease, Mỹ đã xuất khẩu một số lượng lớn máy bay P-39 làm vũ khí viện trợ quân sự cho Liên Xô. Huyền thoại về máy bay chiến đấu P-39 cũng bắt đầu từ thời Liên Xô.

Sau khi Mỹ và Liên Xô ký Chương trình Lend-Lease, Mỹ đã xuất khẩu một số lượng lớn máy bay P-39 làm vũ khí viện trợ quân sự cho Liên Xô. Huyền thoại về máy bay chiến đấu P-39 cũng bắt đầu từ thời Liên Xô.

Có được máy bay chiến đấu P-39, Liên Xô coi đó như một "báu vật" đối với họ; điều đó hoàn toàn trái ngược với sự "ghẻ lạnh" của Không quân Mỹ, bởi vì thiết kế của P-39 gần như hoàn toàn phù hợp với chiến thuật của Không quân Liên Xô.

Có được máy bay chiến đấu P-39, Liên Xô coi đó như một "báu vật" đối với họ; điều đó hoàn toàn trái ngược với sự "ghẻ lạnh" của Không quân Mỹ, bởi vì thiết kế của P-39 gần như hoàn toàn phù hợp với chiến thuật của Không quân Liên Xô.

Với thiết kế tiên tiến, giúp tăng khả năng tầm nhìn của phi công và đặc biệt là cấu hình hỏa lực mạnh mẽ của P-39, khiến những người Liên Xô luôn ngưỡng mộ sức mạnh cơ bắp, lần đầu tiên cảm nhận được sức mạnh của hỏa lực máy bay chiến đấu Mỹ.

Với thiết kế tiên tiến, giúp tăng khả năng tầm nhìn của phi công và đặc biệt là cấu hình hỏa lực mạnh mẽ của P-39, khiến những người Liên Xô luôn ngưỡng mộ sức mạnh cơ bắp, lần đầu tiên cảm nhận được sức mạnh của hỏa lực máy bay chiến đấu Mỹ.

Liên Xô đã tận dụng khả năng chiến đấu tầm thấp của P-39, nên họ đã bố trí để P-39 và MiG-3 phối hợp trực tiếp chiến đấu với nhau; trong đó MiG-3 phụ trách tầm cao và P-39 phụ trách tầm thấp. Mỗi máy bay thực hiện nhiệm vụ và bổ sung cho nhau.

Liên Xô đã tận dụng khả năng chiến đấu tầm thấp của P-39, nên họ đã bố trí để P-39 và MiG-3 phối hợp trực tiếp chiến đấu với nhau; trong đó MiG-3 phụ trách tầm cao và P-39 phụ trách tầm thấp. Mỗi máy bay thực hiện nhiệm vụ và bổ sung cho nhau.

Một điều thuận lợi đó là, hầu hết lái máy bay chiến đấu P-39 ở Liên Xô, đều là phi công xuất sắc; những phi công Liên Xô đã nghiên cứu kỹ tính năng của P-39 và có thể phát huy hết hiệu quả chiến đấu của nó. Do đó, chiếc P-39 bị Mỹ ghẻ lạnh, nhưng trong tay của Liên Xô, nó trở thành một vũ khí không chiến cực kỳ lợi hại.

Minh chứng rõ nhất về hiệu suất chiến đấu của máy bay chiến đấu P-39 là phi công xuất sắc của Liên Xô, Đại tá Alexander Pokreshkin, người đã lái chiếc P-39 và lập công xuất sắc. Ông là phi công thứ hai của các quốc gia Đồng minh trong Thế chiến thứ 2, bắn rơi được nhiều máy bay địch, chỉ xếp sau phi công Richard Ira Bong của Quân đội Mỹ.

Minh chứng rõ nhất về hiệu suất chiến đấu của máy bay chiến đấu P-39 là phi công xuất sắc của Liên Xô, Đại tá Alexander Pokreshkin, người đã lái chiếc P-39 và lập công xuất sắc. Ông là phi công thứ hai của các quốc gia Đồng minh trong Thế chiến thứ 2, bắn rơi được nhiều máy bay địch, chỉ xếp sau phi công Richard Ira Bong của Quân đội Mỹ.

Đại tá Pokreshkin đã lái những chiếc P-39 do Mỹ viện cho Liên Xô, và đạt thành tích xuất sắc bắn rơi 59 máy bay địch; Lữ đoàn bay do ông chỉ huy cũng chỉ sử dụng riêng máy bay chiến đấu P-39.

Đại tá Pokreshkin đã lái những chiếc P-39 do Mỹ viện cho Liên Xô, và đạt thành tích xuất sắc bắn rơi 59 máy bay địch; Lữ đoàn bay do ông chỉ huy cũng chỉ sử dụng riêng máy bay chiến đấu P-39.

Vì lý do này, Pokreshkin cũng đã xây dựng một bộ chiến thuật tác chiến đặc biệt, cho riêng loại máy bay này, dựa trên các đặc điểm của chiến đấu cơ P-39, và mở rộng ra cho cả Lữ đoàn của ông.

Vì lý do này, Pokreshkin cũng đã xây dựng một bộ chiến thuật tác chiến đặc biệt, cho riêng loại máy bay này, dựa trên các đặc điểm của chiến đấu cơ P-39, và mở rộng ra cho cả Lữ đoàn của ông.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một số lượng đáng kể phi công xuất sắc của quân đội Liên Xô đều là phi công lái P-39. Tương tự, với tư cách phi công giỏi thứ tư của Không quân Đồng minh, Đại úy Grigory Rechkalov từng hai lần “Anh hùng Liên Xô”, đã lập được 58 chiến công, trong đó bắn rơi 44 máy bay địch bằng P-39 do anh cầm lái.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một số lượng đáng kể phi công xuất sắc của quân đội Liên Xô đều là phi công lái P-39. Tương tự, với tư cách phi công giỏi thứ tư của Không quân Đồng minh, Đại úy Grigory Rechkalov từng hai lần “Anh hùng Liên Xô”, đã lập được 58 chiến công, trong đó bắn rơi 44 máy bay địch bằng P-39 do anh cầm lái.

P-39 tiếp tục lập nhiều chiến công cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc. Trong số tất cả các máy bay chiến đấu mà Anh và Mỹ hỗ trợ Liên Xô trên toàn bộ chiến trường trong Thế chiến 2, máy bay chiến đấu P-39 chắc chắn là máy bay chiến đấu phương Tây, được Liên Xô sử dụng bắn hạ nhiều máy bay địch nhất.

P-39 tiếp tục lập nhiều chiến công cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc. Trong số tất cả các máy bay chiến đấu mà Anh và Mỹ hỗ trợ Liên Xô trên toàn bộ chiến trường trong Thế chiến 2, máy bay chiến đấu P-39 chắc chắn là máy bay chiến đấu phương Tây, được Liên Xô sử dụng bắn hạ nhiều máy bay địch nhất.

Nghệ thuật tác chiến linh hoạt, khi biết khai thác tối đa tính năng vũ khí của Không quân Liên Xô. Không quân và nhất là phi công Liên Xô, dựa trên các đặc tính hoạt động của máy bay chiến đấu P-39, và đặt đó đúng vị trí sở trường; đây là lý do chính, khiến chiếc P-39 tỏa sáng trên bầu trời Liên Xô và châu Âu.

Nghệ thuật tác chiến linh hoạt, khi biết khai thác tối đa tính năng vũ khí của Không quân Liên Xô. Không quân và nhất là phi công Liên Xô, dựa trên các đặc tính hoạt động của máy bay chiến đấu P-39, và đặt đó đúng vị trí sở trường; đây là lý do chính, khiến chiếc P-39 tỏa sáng trên bầu trời Liên Xô và châu Âu.

Máy bay chiến đấu P-39 không chỉ thể hiện đặc biệt vượt trội trong không chiến trong Chiến tranh Xô-Đức; do được trang bị pháo 37 mm và có thể gắn bom 227 kg (500 lb), nó còn được quân đội Liên Xô sử dụng rộng rãi để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và đạt được kết quả khá tốt.

Máy bay chiến đấu P-39 không chỉ thể hiện đặc biệt vượt trội trong không chiến trong Chiến tranh Xô-Đức; do được trang bị pháo 37 mm và có thể gắn bom 227 kg (500 lb), nó còn được quân đội Liên Xô sử dụng rộng rãi để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và đạt được kết quả khá tốt.

Theo thống kê, trong số 9.558 máy bay chiến đấu P-39 được sản xuất hàng loạt, có khoảng 4.733 chiếc được đưa sang Liên Xô tham gia cuộc chiến chống phát xít Đức; chắc chắn những chiếc máy bay này, đã đóng một vai trò rất lớn, trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô.

Theo thống kê, trong số 9.558 máy bay chiến đấu P-39 được sản xuất hàng loạt, có khoảng 4.733 chiếc được đưa sang Liên Xô tham gia cuộc chiến chống phát xít Đức; chắc chắn những chiếc máy bay này, đã đóng một vai trò rất lớn, trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô.

Và máy bay chiến đấu P-39 có màn trình diễn hoàn toàn khác biệt giữa Mỹ và Liên Xô. Nó có lẽ cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa tư duy của hai lực lượng không quân từ việc xây dựng quân đội đến chiến thuật trang bị.

Và máy bay chiến đấu P-39 có màn trình diễn hoàn toàn khác biệt giữa Mỹ và Liên Xô. Nó có lẽ cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa tư duy của hai lực lượng không quân từ việc xây dựng quân đội đến chiến thuật trang bị.

Video Giới thiệu về máy bay P-39 Airacobra - Nguồn: Historical Machines TV

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ho-mang-bay-p-39-bi-my-khinh-re-giup-gi-cho-lien-xo-p2-1464572.html