Hổ ở với lợn, xạ thủ cho ăn - trò dụ khách ở sở thú Thái

3 năm sau vụ đột kích Đền Hổ, các cơ sở nuôi nhốt hổ ở Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển với mục đích phục vụ du lịch, và những con hổ phải sống trong điều kiện chăm sóc tồi tệ.

Vườn hổ Sriracha ở ngoại ô Pattaya, tỉnh Chonburi là một trong những vườn thú lâu đời nhất Thái Lan. Nơi đây đang nuôi nhốt khoảng 300 con hổ để phục vụ mục đích du lịch. Khách tham quan sẽ phải mua vé vào cửa giá 450 bath (khoảng 340.000 VND) để chiêm ngưỡng và chơi các trò chơi trong vườn thú. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Vườn hổ Sriracha ở ngoại ô Pattaya, tỉnh Chonburi là một trong những vườn thú lâu đời nhất Thái Lan. Nơi đây đang nuôi nhốt khoảng 300 con hổ để phục vụ mục đích du lịch. Khách tham quan sẽ phải mua vé vào cửa giá 450 bath (khoảng 340.000 VND) để chiêm ngưỡng và chơi các trò chơi trong vườn thú. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một trong những trò chơi nổi tiếng của vườn thú là Shoot 'n Feed (tạm dịch Xạ thủ cho hổ ăn). Khách tham quan sẽ bắn vào những tấm bia treo trên cao một chuồng hổ, nếu bắn trúng bia, một miếng thịt sẽ rơi xuống cho những con hổ tranh nhau ăn. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một trong những trò chơi nổi tiếng của vườn thú là Shoot 'n Feed (tạm dịch Xạ thủ cho hổ ăn). Khách tham quan sẽ bắn vào những tấm bia treo trên cao một chuồng hổ, nếu bắn trúng bia, một miếng thịt sẽ rơi xuống cho những con hổ tranh nhau ăn. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một nơi khác thu hút khách du lịch trong Vườn hổ Sriracha là những chuồng kính trong đó hổ con và lợn con được nuôi cùng nhau và cùng bú một mẹ, đôi khi là một con lợn nái và đôi khi là một con hổ cái. Đây là phương thức trình diễn bắt nguồn từ Đền Hổ, một cơ sở nuôi nhốt do các nhà sư điều hành, vốn bị cảnh sát Thái Lan điều tra và đóng cửa vào năm 2016 do có liên quan đến đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một nơi khác thu hút khách du lịch trong Vườn hổ Sriracha là những chuồng kính trong đó hổ con và lợn con được nuôi cùng nhau và cùng bú một mẹ, đôi khi là một con lợn nái và đôi khi là một con hổ cái. Đây là phương thức trình diễn bắt nguồn từ Đền Hổ, một cơ sở nuôi nhốt do các nhà sư điều hành, vốn bị cảnh sát Thái Lan điều tra và đóng cửa vào năm 2016 do có liên quan đến đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Tuy nhiên, nơi có nhiều du khách xếp hàng nhất là dịch vụ cho hổ con uống sữa và chụp ảnh. Khách du lịch đến vườn thú phần lớn là người châu Á. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Tuy nhiên, nơi có nhiều du khách xếp hàng nhất là dịch vụ cho hổ con uống sữa và chụp ảnh. Khách du lịch đến vườn thú phần lớn là người châu Á. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Nhiều du khách cũng có thể chụp ảnh cùng hổ ở bên ngoài những chuồng kính. Việc nuôi hổ để phục vụ khách tham quan đang là ngành kinh doanh bùng nổ ở Thái Lan, với hơn 60 cơ sở đang hoạt động. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Nhiều du khách cũng có thể chụp ảnh cùng hổ ở bên ngoài những chuồng kính. Việc nuôi hổ để phục vụ khách tham quan đang là ngành kinh doanh bùng nổ ở Thái Lan, với hơn 60 cơ sở đang hoạt động. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một con hổ nằm nghỉ tại nơi mà nó phải làm người mẫu để chụp ảnh cùng khách du lịch ở Vườn hổ Sriracha. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một con hổ nằm nghỉ tại nơi mà nó phải làm người mẫu để chụp ảnh cùng khách du lịch ở Vườn hổ Sriracha. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Vườn hổ Sriracha cũng có một sân khấu riêng, nơi những con hổ được huấn luyện để biểu diễn xiếc. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Vườn hổ Sriracha cũng có một sân khấu riêng, nơi những con hổ được huấn luyện để biểu diễn xiếc. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Hổ nhảy qua vòng lửa khi diễn xiếc ở Vườn hổ Sriracha. Các nhà bảo vệ động vật hoang dã lo ngại về điều kiện nuôi nhốt cũng như việc bạo hành hổ để ép chúng thực hiện những màn biểu diễn này. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Hổ nhảy qua vòng lửa khi diễn xiếc ở Vườn hổ Sriracha. Các nhà bảo vệ động vật hoang dã lo ngại về điều kiện nuôi nhốt cũng như việc bạo hành hổ để ép chúng thực hiện những màn biểu diễn này. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Tại một vườn thú ở Samut Prakan, phía nam Bangkok, những con hổ bị nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp hơn nhiều. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Tại một vườn thú ở Samut Prakan, phía nam Bangkok, những con hổ bị nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp hơn nhiều. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một con hổ trong chuồng ở Trung tâm Nhân giống Động vật hoang dã Khao Prathap Chang tại tỉnh Ratchaburi. Cơ sở này, do chính phủ quản lý, là nơi tiếp nhận 147 con hổ được đưa về sau cuộc đột kích Đền Hổ vào năm 2016. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Một con hổ trong chuồng ở Trung tâm Nhân giống Động vật hoang dã Khao Prathap Chang tại tỉnh Ratchaburi. Cơ sở này, do chính phủ quản lý, là nơi tiếp nhận 147 con hổ được đưa về sau cuộc đột kích Đền Hổ vào năm 2016. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Tuy nhiên 86 cá thể trong số này đã chết, đặt ra những câu hỏi về tình trạng bảo tồn và điều kiện chăm sóc trong các cơ sở do chính phủ quản lý. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Tuy nhiên 86 cá thể trong số này đã chết, đặt ra những câu hỏi về tình trạng bảo tồn và điều kiện chăm sóc trong các cơ sở do chính phủ quản lý. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.

Sơn Trần
(Ảnh: New York Times)

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ho-o-voi-lon-xa-thu-cho-an-tro-du-khach-o-so-thu-thai-post993766.html