Hồ sơ vụ án: Tên cướp 'ảo tưởng' mình có thể 'tàng hình' và sự thật bất ngờ
Thực hiện trót lọt 2 vụ cướp, tên trộm 45 tuổi ảo tưởng rằng mình đã 'tàng hình' nên chẳng ai nhận ra, mãi cho tới khi sa lưới hắn mới tỉnh ngộ.
Báo chí đưa tin, sáng 6/1/1995, Arthur Wheeler, 45 tuổi cùng 1 đồng phạm bước vào ngân hàng tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania để ăn trộm. Mặc cho "người cộng sự" đi cùng che kín mặt mũi, Wheeler chỉ đeo găng tay và để hở 100% khuôn mặt vì anh ta cho rằng trước đó đã bôi “thần dược” được cho là có thể khiến người dùng tàng hình. Điều khó chịu nhất là thứ hóa chất bí ẩn ấy khiến mắt Wheeler cay xè.
Hài hước hơn, đi đến quầy giao dịch, Wheeler yêu cầu nhân viên bỏ tiền vào túi. Hắn không quên ngó nghiêng quanh ngân hàng và nhìn thẳng vào ống kính camera an ninh mà không hề sợ hãi. 1-2 phút sau, tên cướp rời hiện trường với túi đựng đầy tiền.
Vụ cướp đầu tiên diễn ra thuận lợi nên Wheeler tiếp tục muốn thử vận may. Sau 20 phút lái xe, hắn tới ngân hàng khác. Lại như mọi lần, Wheeler xuống xe, bôi loại nước bí ẩn lên mặt rồi hùng dũng bước vào tòa nhà.
Vụ cướp thứ 2 vẫn trót lọt, Wheeler lái xe rời khỏi hiện trường, anh ta luôn để ý gương chiếu hậu để xem có bị bám theo hay không, đề phòng cảnh sát xông ra hoặc gặp chốt chặn phía trước.
Tối hôm đó, bản tin đưa tin về vụ cướp ngân hàng, cảnh sát truy lùng 2 nghi phạm, trong đó một kẻ cao 1m8, nặng khoảng 124 kg, phù hợp với đặc điểm ngoại hình của Wheeler. Nhưng Wheeler thấy bản tin không công khai ảnh chụp mặt nghi phạm nên vẫn ảo tưởng mình tàng hình nhờ hóa chất lạ.
Khoảng 3 tháng sau, Wheeler bị bắt với tội danh Cướp ngân hàng. Tại phòng thẩm vấn, Arthur Wheeler vẫn khẳng định không liên quan tới hai vụ cướp cho đến khi hắn nhìn thấy mình trên camera ghi hình. Lúc này Wheeler sửng sốt: "Tôi đã bôi thứ nước tàng hình ấy rồi cơ mà".
Không thể tin nổi, thứ nước khiến Wheeler cay mắt là nước chanh. Wheeler hồn nhiên kể rằng hắn từng nghe có người nói rằng nếu bôi nước chanh lên mặt sẽ tàng hình trước ống kính camera.
Thay vì tìm hiểu nguyên nhân thất bại, những người này thường quả quyết rằng phương pháp của mình vẫn đúng, như trường hợp của tên cướp Arthur Wheeler. Hiện tượng tự tin thái quá này còn được gọi tên là "hiệu ứng Dunning-Kruger".
Thế Hào (Nguồn Quartz)