Hỗ trợ cây trồng chống chịu phèn mặn, khô hạn trên các đảo

Vừa qua, tại TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Vùng 4 Hải quân vừa tiếp nhận 200 tấn giá thể và 1.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh chịu mặn do Viện Hóa học - Vật liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) nghiên cứu.

Vừa qua, tại TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Vùng 4 Hải quân vừa tiếp nhận 200 tấn giá thể và 1.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh chịu mặn do Viện Hóa học - Vật liệu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) nghiên cứu.

Công trình đã được thử nghiệm thành công tại đảo Song Tử Tây và Trường Sa... Việc sử dụng sản phẩm sẽ góp phần bổ sung các khoáng chất và tạo độ tơi, xốp cho đất; giữ ẩm, chất dinh dưỡng, điều chỉnh độ pH, hạn chế sự rửa trôi của đất. Quan trọng nhất, phân bón hữu cơ vi sinh giúp tăng sức chống chịu phèn mặn và khô hạn cho cây trồng trên các đảo, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và không gây hại cho sức khỏe của con người.

Tái chế rác thải nhựa để làm đường cao tốc

Xri Lan-ca vừa khánh thành và đưa vào sử dụng đường cao tốc được thảm bằng nhựa tái chế đầu tiên. Nhựa được trải trên con đường này là nhựa phế thải, được thu gom ở các quận và ngoại ô thủ đô Cô-lôm-bô. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày, Xri Lan-ca thải ra 7.000 tấn chất thải rắn. Chính phủ Xri Lan-ca đã ban hành quy định bắt buộc tái chế nhựa và cấm sử dụng nhựa một lần để bảo vệ môi trường.

Đồ dùng làm từ bã mía và tre

Các nhà khoa học Đại học Northeastern (Mỹ) đã sử dụng bã mía và tre làm nguyên liệu để sản xuất thành đồ dùng một lần thân thiện với môi trường. Vật liệu này chỉ cần 60 ngày để phân hủy hoàn toàn và không giải phóng hóa chất độc hại. Để tăng cường khả năng chống thấm nước và dầu ăn, nhóm nghiên cứu đã thêm một loại keo tổng hợp chống thấm vào hỗn hợp sợi tre và bã mía. Đây là một loại hóa chất thân thiện với môi trường được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/science-news/ho-tro-cay-trong-chong-chiu-phen-man-kho-han-tren-cac-dao-630388/