Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

PTĐT - Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 5000 doanh nghiệp, song số lượng doanh nghiệp có nhu cầu thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn rất hạn chế.

Phú Thọ tổ chức đào tạo mạng lưới cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phú Thọ tổ chức đào tạo mạng lưới cố vấn, huấn luyện viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh mới thành lập được 05 doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Thảo Nguyên, Công ty TNHH SAMAVINA, Công ty cổ phần Giống cây trồng Phong Châu, Công ty cổ phần Kim Quy và 2 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ và Công ty cổ phần Giống vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam); 02 doanh nghiệp công nghệ cao (Công ty TNHH Namuga Phú Thọ và Công ty TNHH JNTC Vina).Để thúc đẩy thị trường công nghệ, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tỉnh đã quan tâm phát triển các tổ chức trung gian hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ như: Các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức môi giới công nghệ, định giá tài sản trí tuệ,… Hỗ trợ các viện, trường chuyển giao các công nghệ vào sản xuất và đời sống thông qua Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống giai đoạn 2016-2020, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ… Trong năm 2019 và 2020 đã thực hiện hỗ trợ cho 24 doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư đổi mới công nghệ với tổng kinh phí hỗ trợ là 6.820 triệu đồng. Qua đó đã tạo động lực, khích lệ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Triển khai thực hiện Quyết định số 844/QĐ-CP ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch số 5321/KH-UBND ngày 23/11/2017 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết “Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025” (Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND) nhằm thúc đẩy sự hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh Phú Thọ.Thực hiện Đề án 844 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 3 nhiệm vụ cấp Nhà nước thuộc Chương trình Hỗ trợ xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia: “Truyền thông Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”; “Nâng cao năng lực hỗ trợ hoạt động của mạng lưới huấn luyện viên/cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và nhiệm vụ “Nâng cao năng lực, xây dựng mạng lưới, hỗ trợ hoạt động liên kết các tổ chức, cá nhân truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và 2 nhiệm vụ cấp tỉnh “Nghiên cứu, xây dựng mô hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” và nhiệm vụ “Thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên”. Tổ chức 1 lớp Huấn luyện/cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và Kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 1 lớp tập huấn về hội nhập kinh tế quốc tế và quốc gia khởi nghiệp; Phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức được 29 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và hỗ trợ thanh niên xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ cho trên 1.450 đoàn viên, thanh niên. Tổ chức thành công hoạt động Impact Techfest Phú Thọ 2019 - Ngày hội khởi nghiệp các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh miền núi phía bắc, quy tụ 30 startup tiêu biểu nhất của vùng, các chuyên gia, quỹ đầu tư, các nhà quản lý... đã khích lệ phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh và các tỉnh trong khu vực.Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 29 tổ chức KH&CN trong đó có 17 tổ chức KH&CN do tỉnh thành lập và 12 tổ chức KH&CN do ngành, cấp khác thành lập và giao cho tỉnh trực tiếp quản lý. Năm 2019 và 2020, có 2 tổ chức KH&CN được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN (Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ và Viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển thuộc Trường Đại học Hùng Vương). Các tổ chức KH&CN đều hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần kinh phí, hàng năm đã chú trọng xây dựng hệ thống văn bản, quy định quản lý hoạt động KH&CN, sáng kiến cải tiến; nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN, khuyến khích, ưu tiên các cán bộ trẻ tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các cán bộ khoa học được tham gia các đề tài, dự án.

Ngọc Lan

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202012/ho-tro-doanh-nghiep-khoa-hoc-cong-nghe-va-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-174441