Hỗ trợ kinh phí cho năm tỉnh khắc phục thiệt hại thiên tai

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10-2020. Theo đó, hỗ trợ 89,11 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho năm địa phương gồm: Nghệ An 1,26 tỷ đồng, Hà Tĩnh 8,43 tỷ đồng, Quảng Bình 4,89 tỷ đồng, Quảng Nam 69,81 tỷ đồng và Bình Ðịnh 4,72 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 5-11-2020 của Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10-2020 trên địa bàn một số địa phương miền trung và Tây Nguyên...

Ðoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá tình hình khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: THANH HOÀI

Ðoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đánh giá tình hình khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: THANH HOÀI

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10-2020. Theo đó, hỗ trợ 89,11 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho năm địa phương gồm: Nghệ An 1,26 tỷ đồng, Hà Tĩnh 8,43 tỷ đồng, Quảng Bình 4,89 tỷ đồng, Quảng Nam 69,81 tỷ đồng và Bình Ðịnh 4,72 tỷ đồng theo quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 5-11-2020 của Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10-2020 trên địa bàn một số địa phương miền trung và Tây Nguyên...

* Ngày 5-1, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sản xuất nông nghiệp sau thiên tai tại tỉnh Hà Tĩnh. Ðến ngày 4-1, tỉnh đã gieo trồng được 10.342 cây các loại (đạt 95,5% kế hoạch). Tại buổi làm việc, đoàn công tác đánh giá cao tỉnh trong việc chủ động bố trí, cân đối đủ lượng giống bảo đảm chất lượng, đúng theo cơ cấu, kế hoạch trong sản xuất vụ đông xuân; một số nơi có diện tích lúa bị bồi lấp do sạt lở, nhân dân đã tích cực nạo vét, san ủi để bảo đảm lịch thời vụ; nhiều nơi nhân dân đã chủ động chuyển đổi, trồng các loại cây trồng cạn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

* Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia cho biết, bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo, ngày 7-1, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các địa phương miền trung. Từ đêm 7-1, ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh trời chuyển rét đậm, rét hại (trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) với nhiệt độ thấp nhất từ 8 đến 11 độ C, vùng núi từ 4 đến 7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C, khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá; các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi trời chuyển rét, phía bắc có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 13 đến 17 độ C.

* Ngày 5-1, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai (PCTT) có Công văn số 01/TWPCTT gửi các địa phương ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và ven biển; các bộ, ngành liên quan về việc ứng phó với không khí lạnh, rét đậm, rét hại, gió mùa đông bắc và sạt lở bờ biển.

* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực bắc và giữa Biển Ðông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động, sóng biển cao từ 2 đến 4 m; ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động; sóng biển cao từ 1,5 đến 3 m.

* Nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT đề nghị các địa phương ven biển tiếp tục thông báo và giữ liên lạc với các tàu, thuyền để chủ động phòng tránh gió mạnh và sóng lớn trên biển; khuyến cáo các tàu, thuyền điều chỉnh kế hoạch sản xuất bảo đảm an toàn, hiệu quả; sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

* Trung tâm dự báo Khí tượng-Thủy văn quốc gia cho biết, trong tháng 1 và tháng 2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế được dự báo có nhiệt độ trung bình tháng thấp hơn trung bình nhiều năm. Các đợt rét đậm, rét hại xuất hiện từ nay đến tháng 2 khả năng kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Vì vậy, các địa phương cần đề phòng nhiệt độ giảm sâu và băng giá, mưa tuyết xuất hiện ở vùng núi cao.

* Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) hiện có hơn 28.500 người, ước tính nhu cầu đối với một số mặt hàng thiết yếu của người dân mỗi tháng khoảng 300 tấn gạo, 5 tấn đường, 3.000 lít dầu ăn, 3.000 thùng mì gói... Theo nhận định, dịp Tết Nguyên đán, việc vận chuyển hàng hóa sẽ gặp khó khăn do thời tiết xấu, UBND tỉnh đề nghị các doanh nghiệp vận tải tuyến Phan Thiết - Phú Quý có trách nhiệm ưu tiên vận chuyển hàng thiết yếu của các đơn vị dự trữ ra đảo.

* Những ngày qua, triều cường gây sóng cao đã xâm thực mạnh vào đất liền, có nơi sâu từ 5 đến 7 m, dài gần 1 km dọc theo thôn Mỹ Quang Nam, xã An Chấn, huyện Tuy An (Phú Yên). Triều cường làm sập hỏng nhiều tường rào, cổng, sân nhà của nhân dân và gây sạt lở năm đoạn đường từ khu dân cư ra biển.

* Ngày 5-1, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa bảy ngư dân và lai dắt tàu BÐ 97692 TS gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Trước đó, sáng 4-1, trong lúc đang hành nghề trên vùng biển tỉnh Quảng Trị, tàu cá này bị gãy trục láp, mất khả năng điều động, trôi dạt trên biển.

Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia nhận định, ngưỡng chỉ số tia cực tím (UV) từ ngày 6 đến 8-1 ở các thành phố thuộc khu vực Trung Bộ và Nam Bộ trong ngày đạt ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình đến cao. Cụ thể, chỉ số tia UV tại TP Hội An lần lượt là 6-5-4, TP Nha Trang là 5-6-5, TP Hồ Chí Minh 6-8-8, TP Cần Thơ là 6-8-8 và TP Cà Mau là 6-8-8.

PV và CTV

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/ho-tro-kinh-phi-cho-nam-tinh-khac-phuc-thiet-hai-thien-tai-630792/