Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký có thật hay không?
Dãy núi với 'tám trăm dặm khói lửa' gây cản trở cho thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, làm khổ cực đời sống nhân dân nơi đó chính là địa danh nổi tiếng ngày nay.
Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", Tây Du Ký là tác phẩm văn học của Ngô Thừa Ân, kể về câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc lấy kinh. Cùng Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, đây được xem là một trong 4 tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc.
Địa danh Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký thuộc Tân Cương ngày nay.
Hỏa Diệm Sơn là địa danh nổi tiếng được nhắc tới trong Tây Du Ký. Theo tác phẩm này, đây là vùng đất lửa cháy quanh năm, người thường không thể qua lại. Theo Atlas địa lý Trung Quốc, Hỏa Diệm Sơn là địa danh có thật nhưng đây chỉ là một đồi sa thạch màu đỏ bị xói mòn khiến mắt người có cảm giác như vùng lửa khổng lồ, nay thuộc dãy Thiên Sơn, Tân Cương (khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương).
Tác phẩm Tây Du Ký được sáng tác vào thời nhà Minh.
Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", Tây Du Ký là tác phẩm văn học được sáng tác vào thế kỷ 16 thời nhà Minh ở Trung Quốc. Tác phẩm này lần đầu được xuất bản vào năm 1590.
Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa.
Tôn Ngộ Không là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân, Ngộ Không là con khỉ thần thông quảng đại, có thể đi mưa về gió, hàng trừ yêu quái, nhờ 72 phép biến hóa.
Thầy trò Đường Tăng phải vượt rừng núi để thỉnh kinh từ nước Ấn Độ ngày nay.
Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", trong Tây Du Ký, thầy trò Đường Tăng phải vượt qua chặng đường dài hàng nghìn dặm với muôn trùng hiểm nguy để tới Tây Trúc thỉnh kinh. Tây Trúc chính là Ấn Độ ngày nay, nơi được xem là cái nôi của Phật giáo trong lịch sử.
Tác phẩm Tây Du Ký lấy bối cảnh từ triều đại phong kiến nhà Đường.
Tác phẩm văn học kinh điển này lấy bối cảnh từ thời nhà Đường. Theo sách "Lịch sử Văn minh Thế giới", nguyên mẫu của Đường Tăng chính là nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) sống dưới thời nhà Đường.