Hóa ra nước tiểu với người La mã cổ đại 'đắt' giá thế này...
Người La Mã cổ đại cũng tin rằng nước tiểu có thể giúp làm trắng răng, vì vậy họ sử dụng nó như một loại kem đánh răng và nước súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Nước tiểu đối với người hiện đại là một loại chất lỏng hôi thối, bẩn thỉu, thế nhưng thời La Mã cổ đại, mọi người sử dụng nước tiểu rất nhiều. Họ giặt quần áo, thậm chí đánh răng, súc miệng bằng nước tiểu.
Còn có những người coi nước tiểu là công cụ phát tài, khiến hoàng đế La Mã phải thu thuế nước tiểu. Tại sao nước tiểu lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người La Mã cổ đại đến thế? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nước tiểu của con người chứa nhiều khoáng chất và hóa chất, thành phần quan trọng nhất là ure. Khi tiếp xúc với không khí trong một khoảng thời gian nhất định, nó sẽ tạo ra amoniac. Thành phần này cũng tồn tại trong rất nhiều dung dịch vệ sinh thời hiện đại.
Thế nhưng thời cổ đại, xà phòng hay chất tẩy rửa chưa được phát minh. Người La mã đã nghĩ ra cách đặt môt cái chậu trong nhà vệ sinh công cộng để hứng lấy nước tiểu.
Trong các tiệm giặt quần áo cũng dùng những chậu đất sét đặc biệt để lấy nước tiểu. Sau đó, những công nhân sẽ đổ nước tiểu và quần áo để giẫm, làm sạch quần áo.
Bên cạnh đó, người La Mã cổ đại cũng tin rằng nước tiểu có thể giúp làm trắng răng, vì vậy họ sử dụng nó như một loại kem đánh răng và nước súc miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Hoàng đế La Mã Nero bắt đầu đánh thuế "vectigal urinae", cũng là thuế nước tiểu. Tuy nhiên, loại thuế này bị hủy bỏ sau đó. Mãi đến năm 70 sau Công nguyên, hoàng đế Vespasian kế vị ngai vàng, vì nội chiến, kho bạc nhà nước lại rơi vào cảnh trống rỗng, thuế nước tiểu được khôi phục lại. Tuy vậy, chính con trai của hoàng đế Vespasian là Titus cũng thấy chính sách này bất công, vì vậy đã bãi bỏ sau đó.