Hoa súng khổng lồ lớn nhất thế giới vừa được phát hiện
Một bông hoa súng khổng lồ trong Vườn Bách thảo Hoàng gia ở London (Anh) vừa được phát hiện thuộc về một loài hoàn toàn mới.
Victoria boliviana là loài hoa súng lớn nhất được biết đến trên thế giới, với những chiếc lá mọc rộng gần 3 mét trong tự nhiên, theo một thông cáo báo chí từ các khu vườn ở Kew, phía tây London. Mẫu vật lớn nhất của loài này có thể được tìm thấy ở Vườn La Rinconada ở Bolivia, với những chiếc lá rộng tới 3,5 mét.
Loài hoa súng mới được tìm thấy ở London. Ảnh: CNN
Bài liên quan
Các nhà khoa học làm sáng tỏ cấu trúc dòng hải lưu Biển Đông
NASA thành lập nhóm khoa học để nghiên cứu UFO
Việc các nhà khoa học đảo ngược quá trình lão hóa ở chuột có thể giúp được gì cho con người?
Bí ẩn về ngôi làng 100 năm không có đến 1 con muỗi: Khoa học cũng chưa tìm ra lời giải
Lá của hoa súng khổng lồ, thuộc một trong ba loài trong chi Victoria, có thể chịu được trọng lượng ít nhất là 80kg.
"Xác định một loài mới trong chi là một thành tựu đáng kinh ngạc trong ngành thực vật học. Việc ghi lại đúng sự đa dạng của thực vật là rất quan trọng để bảo vệ loài và hưởng lợi bền vững từ nó”, ông Alex Monro, nhà phân loại học, nhà hệ thống học và nhà thực vật học tại Kew, đồng thời là tác giả cấp cao của nghiên cứu cho hay.
Theo nghiên cứu, loài mới được xác định, V. boliviana, thường bị nhầm lẫn là Victoria amazonica, một trong hai loài hoa súng khổng lồ từng được biết đến.
Việc mất đi các mẫu vật sống của loài V. amazonica, cũng như sự khan hiếm của các bộ sưu tập sinh học về các loài thủy cầm khổng lồ, đã dẫn đến những bất đồng về số lượng loài được công nhận và việc đặt tên loài không chính xác trong thế kỷ 19 và 20. Mục tiêu của nghiên cứu là nâng cao kiến thức về hoa súng Victoria.
Một nhóm quốc tế đã tạo ra bước đột phá bằng cách tổng hợp tất cả thông tin hiện có từ hồ sơ lịch sử, nghề làm vườn và địa lý, tập hợp một bộ dữ liệu về các đặc điểm của loài và thông qua phân tích DNA.
Kew là nơi duy nhất trên thế giới trồng cả ba loài Victoria cạnh nhau, điều mà Magdalena cho biết đã cho phép so sánh các loài theo cách không thể có trong tự nhiên, nơi chúng mọc trên những khu vực rộng lớn.
Nghiên cứu cho thấy V. boliviana khác biệt về mặt di truyền so với hai loài khác, nhưng có quan hệ họ hàng gần nhất với V. cruziana, và hai loài này có thể đã tách ra từ khoảng một triệu năm trước.
Ông Magdalena của Kew nói rằng: “Trong gần hai thập kỷ, tôi đã xem xét kỹ lưỡng từng bức ảnh về các loài hoa dại Victoria hoang dã trên internet, một thứ xa xỉ mà một nhà thực vật học từ thế kỷ 18, 19 và phần lớn thế kỷ 20 không có, và nghi ngờ một loài thứ ba kể từ năm 2006".
“Tôi đã học được rất nhiều điều trong quá trình chính thức đặt tên cho loài mới này và đó là thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp 20 năm của tôi tại Kew”, ông nói.
Trung Kiên (theo CNN)