Hoàn thành và vượt 6 nhóm mục tiêu

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021 - 2025) đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021 - 2025) đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021 - 2025) đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chương trình mục tiêu quốc gia có quy môn rất lớn đầu tiên dành riêng cho vùng đồng DTTS&MN.

Chương trình trở thành quyết sách quan trọng trong việc cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30.10.2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể và Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việc thực hiện Chương trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương và đồng bào các DTTS, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS.

Đồng thời, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025) được tổ chức thực hiện đã góp phần thúc đẩy kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN phát triển, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo và giải quyết căn bản một số nhu cầu bức xúc của người dân sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN.

Đời sống tinh thần của đồng bào DTTS&MN được nâng cao, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy

Đời sống tinh thần của đồng bào DTTS&MN được nâng cao, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy

Chương trình đã góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao niềm tin của đồng bào các DTTS đối với Đảng và Nhà nước.

Kết quả triển khai Chương trình MTQG DTTS&MN trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN.

Các dự án, tiểu dự án và nội dung chính sách của Chương trình đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo trên địa bàn. Đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN đã có bước phát triển rõ rệt.

Sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên và đời sống không ngừng cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân gần 4%/năm, cao hơn so với tỉ lệ giảm nghèo chung của cả nước, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

Các nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế địa phương đã phát huy vai trò quan trong trọng việc hỗ trợ người dân sản xuất theo định của thị trường.

Nhiều hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh trên địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN được đầu tư xây dựng, đóng góp đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục... đặc biệt là trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Các chính sách hỗ trợ và phát triển sinh kế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống và phát triển kinh tế.

Trình độ dân trí, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS&MN ngày càng được nâng cao, góp phần phục vụ công cuộc giảm nghèo cho vùng.

Công tác hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm góp phần giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động rất lớn trên địa bàn.

Đồng bào DTTS nghèo được tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Những thành tựu này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị và đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của đất nước.

Nhiều thôn, bản đã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa

Nhiều thôn, bản đã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa

Mặc dù Chương trình mới được đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh, mà tính đến hết năm 2024, đã có 6 trong số 9 nhóm mục tiêu cụ thể được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã cơ bản hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra.

Trong đó, tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân gần 4%/năm (đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao; cao hơn so với tỉ lệ giảm nghèo chung của cả nước).

Một số chỉ tiêu đã hoàn thành như: Tỉ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Tỉ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến trường, Tỉ lệ phụ nữ mang thai được thăm khám định kỳ và sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi...

Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị các cấp và đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Những kết quả đạt được từ việc triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần ổn định trật tự an ninh - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN; củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp.

Đồng thời, góp phần tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc.

HUY AN

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/dan-toc-ton-giao/hoan-thanh-va-vuot-6-nhom-muc-tieu-150605.html