Hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới

UBND TP Hồ Chí Minh đã và đang hoàn thiện hồ sơ, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị UNESCO xem xét đưa di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi vào danh mục Di sản thế giới.

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết đến nay Sở đã hoàn thành giai đoạn 1 của việc tham mưu hồ sơ trình UNESCO công nhận tham mưu hồ sơ trình UNESCO công nhận địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới. là Di sản thế giới.

Cụ thể, phối hợp với Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, UBND huyện Củ Chi hoàn thành báo cáo tóm tắt di sản địa đạo Củ Chi và chuyển đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong đó, xác định hai tiêu chí trên tổng số 10 tiêu chí có xác định giá trị nổi bật toàn cầu.

Đến cuối năm 2022, UBND Thành phố có công văn gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cũng đã gửi công văn đến Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xin ý kiến về báo cáo tóm tắt hồ sơ khoa học địa đạo Củ Chi.

Trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới vào năm 2027

Trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới vào năm 2027

Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố cho biết, giai đoạn tiếp theo, UBND Thành phố sẽ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ (sau khi lấy ý kiến các chuyên gia) cho phép phối hợp với Ủy ban UNESCO Việt Nam đăng ký với Trung tâm di sản thế giới UNESCO đưa di tích địa đạo Củ Chi vào danh mục đề cử, giai đoạn này kéo dài từ 4-5 năm.

Địa đạo Củ Chi là công trình khoa học quân sự được bảo tồn tốt, gồm một hệ thống đường hầm nhân tạo trong lòng đất với cấu trúc 2 đến 3 tầng thông nhau, dài hơn 200 km; được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, bí ẩn có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu, chống lại các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ.

Công trình này còn được đánh giá là chứng tích lịch sử tiêu biểu cho sức mạnh chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân. Nơi đây còn ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể nổi bật như ứng xử quan hệ giữa người với người, với người dân và kẻ địch từng đối đầu, những câu chuyện tình yêu, tình quân dân...

Ngày nay, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền bá kiến thức quân sự, khoa học kiến trúc. Đây là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.

Một số tiêu chí cụ thể để được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO: là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo; một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật minh họa một giai đoạn quan trọng trong lịch sử, văn hóa nhân loại; một ví dụ nổi bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai hay khai thác biển cả, đại diện cho một hay nhiều nền văn hóa...

Minh Anh

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/giai-tri/van-hoa/hoan-thien-ho-so-trinh-unesco-cong-nhan-dia-dao-cu-chi-la-di-san-the-gioi-503010.html