Đầu năm 1814, Hoàng đế Napoleon Bonaparte buộc phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Italy).
Tuy nhiên, đến tháng 3/1815, danh tướng Napoleon đã bí mật từ đảo Elba trở về Lyon và một lần nữa nắm lại quyền lực tối cao và trở thành hoàng đế Pháp lần 2.
Trước sự trở lại của hoàng đế Napoleon, các nước châu Âu nhanh chóng thành lập liên minh và tập trung quân hướng về Pháp. Liên quân do Phổ và Anh đứng đầu, tập trung đại quân tại vùng Bỉ nhằm tiến đánh, ngăn chặn sự trỗi dậy của Napoleon.
Tại chiến trường này, Napoleon chỉ huy quân đội Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân.
Tuy nhiên, trong trận Waterloo diễn ra ngày 18/6/1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của nhà cầm quân Napoleon bị liên quân đánh bại.
Thất bại định mệnh này đã khiến trận Waterloo trở thành trận chiến cuối cùng trong sự nghiệp nhà binh của hoàng đế Napoleon. Đồng thời, trận thua này cũng kết thúc vương triều 100 ngày của ông.
Sau thất bại trên, Napoleon bị buộc thoái vị và chịu án đi lưu đày trên đảo St. Helena ở phía nam Đại Tây dương từ năm 1815 cho đến khi qua đời (năm 1821).
Cụ thể, sau 6 năm lưu đày, vào ngày 5/5/1821, vị hoàng đế một thời uy chấn Châu âu này trút hơi thở cuối cùng trên hòn đảo St. Helena.
Trong suốt nhiều năm, người ta tin rằng, nhà cầm quân lừng danh Napoleon bị đầu độc bằng thạch tín dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của trường ĐH Tây Nam Texas chỉ ra rằng, chảy máu dạ dày mới là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho hoàng đế Napoleon nổi tiếng nước Pháp.
Tâm Anh (TH)