Không chỉ tàn sát tù nhân trong các trại tập trung bằng súng đạn, trùm phát xít Hitler còn hợp tác với tập đoàn dược phẩm IG Farben để thử nghiệm và sử dụng khí gas và một số loại thuốc nguy hiểm gây tử vong.
Cụ thể, sau khi Thế chiến 1 kết thúc, một số công ty hóa chất ở Đức gồm: Agfa, BASF, Hoechst, Bayer và một số công ty nhỏ khác sáp nhập thành tập đoàn IG Farben. Tập đoàn này hoạt động trong nhiều lĩnh vực như dược phẩm, sản xuất hóa chất, chất nổ...
Đến năm 1932, tập đoàn IG Farben nhận thấy trùm phát xít Hitler sẽ sớm trở thành nhà lãnh đạo cấp cao của Đức nên đã tiếp cận để xây dựng mối quan hệ cho sự hợp tác sau này.
Theo đó, khi Hitler trở thành Thủ tướng Đức và sau này là Quốc trường, tập đoàn IG Farben chính thức hợp tác với quân đội và Không quân nước này.
Trong khuôn khổ hợp tác với Đức quốc xã, tập đoàn IG Farben nghiên cứu và thí nghiệm khí gas sử dụng trong các buồng hơi ngạt tại trại tập trung.
Đối tượng thử nghiệm của tập đoàn IG Farben là tù nhân trong trại tập Auschwitz của nhà độc tài Hitler.
Theo một số tài liệu, tập đoàn IG Farben đã trả cho chính quyền của Hitler một khoản tiền lớn để mua đối tượng thử nghiệm từ Auschwitz.
Nhiều người tham gia thí nghiệm tử vong trong quá trình thử nghiệm rùng rợn của tập đoàn IG Farben.
Có nguồn tin cho rằng hàng ngàn người đã chết vì những thử nghiệm của tập đoàn này.
Do vậy, sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc, 24 thành viên quản trị của tập đoàn IG Farben từng gia nhập Đảng quốc xã của Hitler bị đưa ra xét xử tại phiên tòa Nuremberg vì những tội ác đã gây ra với tù nhân.
Mời quý độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2 (nguồn: VTC14).
Tâm Anh (theo holocaustresearchproject)