Hoang tàn nơi làng thanh niên lập nghiệp, kỳ vọng một thời ở xứ Thanh

Dự án làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng ở xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi kinh tế - xã hội ở vùng đất khó. Tuy nhiên, sau 16 năm, nơi đây lại trở nên hoang tàn, nhiều hộ gia đình bỏ làng.

XEM CLIP:

Năm 2007, dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng (làng thanh niên) được phê duyệt và triển khai trên diện tích 600ha ở địa bàn xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 32 tỷ đồng, do Tỉnh đoàn Thanh Hóa quản lý.

Mục tiêu của dự án là đưa nhiều thanh niên trong tỉnh lên đây khởi nghiệp, với kỳ vọng sức trẻ và sự cần mẫn của họ sẽ góp phần làm thay đổi kinh tế - xã hội ở một vùng đất khó của huyện Như Xuân.

Sau khi công bố tuyển người, dự án đã tuyển được 141 hộ, trong đó có 34 hộ thuộc diện tái định cư tại chỗ (tiền thân là công nhân Lâm trường Sông Chàng). Mỗi hộ khi tham gia dự án sẽ được cấp 400m2 đất ở, 3ha đất sản xuất.

Tuy nhiên, đến nay đã có nhiều hộ gia đình thuộc dự án bỏ làng, để lại những ngôi nhà xuống cấp, tạo nên một khung cảnh hoang tàn.

Ông Lê Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết, năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định giao cho xã Xuân Hòa quản lý nhân khẩu của làng thanh niên và thành lập thôn Thanh Niên trên cơ sở cụm dân cư Làng thanh niên Sông Chàng.

“Danh sách các hộ dân của làng thanh niên là 141 hộ. Tuy nhiên mới đây khi làm hộ khẩu VNeID thì chỉ có 90 hộ ở làng. Trong đó, có 67 hộ ở thường xuyên, 23 hộ không thường xuyên, 51 hộ chưa có hộ khẩu VNeID”, ông Tuyên cho biết.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Nhất – Trưởng Ban phong trào Tỉnh đoàn kiêm Tổng Đội trưởng thanh niên xung phong phát triển kinh tế (Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng) thừa nhận, hiện nay có nhiều hộ không sinh sống thường xuyên ở làng.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ mời các hộ sinh sống không thường xuyên và các hộ chưa có hộ khẩu VNeID lên làm việc và lắng nghe quan điểm, nguyện vọng của họ. Nếu các hộ không có nguyện vọng ở nữa, chúng tôi sẽ thu hồi lại và tham mưu cho lãnh đạo để có hướng xử lý tiếp theo.

Hiện tỉnh cũng đã có chủ trương bàn giao đất về cho địa phương quản lý. Chúng tôi đang hoàn thiện các hồ sơ trình Sở TN&MT để tiến hành cấp sổ đỏ cho các hộ đang ở thường xuyên để ổn định cuộc sống và sản xuất”, ông Nhất cho biết.

Một số hình ảnh hoang tàn ở làng thanh niên lập nghiệp:

Một dãy nhà ở dãy D, cụm số 2 bỏ hoang không có người ở. Ảnh: Lê Dương

Một dãy nhà ở dãy D, cụm số 2 bỏ hoang không có người ở. Ảnh: Lê Dương

Một ngôi nhà hoang tàn, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Lê Dương

Một ngôi nhà hoang tàn, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Lê Dương

Anh Lương Văn Tiến (SN 1978, cụm số 2 của làng thanh niên lập nghiệp) cho biết, ở ngõ B trước đây có khoảng 15 hộ, nhưng đến nay chỉ còn duy nhất gia đình anh. Ảnh: Lê Dương

Anh Lương Văn Tiến (SN 1978, cụm số 2 của làng thanh niên lập nghiệp) cho biết, ở ngõ B trước đây có khoảng 15 hộ, nhưng đến nay chỉ còn duy nhất gia đình anh. Ảnh: Lê Dương

Thời gian đầu, những thanh niên như anh Tiến lên đây rất hăng hái lao động, sản xuất. Tuy nhiên, đến kỳ thu hoạch, hiệu quả, năng suất cây trồng không cao khiến các hộ dân không có vốn quay vòng. Từ những năm đầu, nhiều hộ gia đình đã phải bỏ về quê hoặc rời làng đi làm ăn. Hiện nay, khi về làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng không khó để bắt gặp những ngôi nhà bỏ hoang như thế này. Ảnh: Lê Dương

Thời gian đầu, những thanh niên như anh Tiến lên đây rất hăng hái lao động, sản xuất. Tuy nhiên, đến kỳ thu hoạch, hiệu quả, năng suất cây trồng không cao khiến các hộ dân không có vốn quay vòng. Từ những năm đầu, nhiều hộ gia đình đã phải bỏ về quê hoặc rời làng đi làm ăn. Hiện nay, khi về làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng không khó để bắt gặp những ngôi nhà bỏ hoang như thế này. Ảnh: Lê Dương

Cỏ dại bao trùm cả ngôi nhà. Ảnh: Lê Dương

Cỏ dại bao trùm cả ngôi nhà. Ảnh: Lê Dương

“Ngày đó, đất đai kém màu mỡ. Điện, đường, nước… cũng khó khăn, cuộc sống người dân vô cùng vất vả. Hơn nữa, ở làng lập nghiệp này không có sổ đỏ, dẫn đến người dân không thể vay vốn ngân hàng để quay vòng đầu tư, nên gần như các hộ đã bỏ đi nơi khác làm ăn”, anh Tiến cho biết. Ảnh: Lê Dương

“Ngày đó, đất đai kém màu mỡ. Điện, đường, nước… cũng khó khăn, cuộc sống người dân vô cùng vất vả. Hơn nữa, ở làng lập nghiệp này không có sổ đỏ, dẫn đến người dân không thể vay vốn ngân hàng để quay vòng đầu tư, nên gần như các hộ đã bỏ đi nơi khác làm ăn”, anh Tiến cho biết. Ảnh: Lê Dương

Mỗi hecta đất rừng sản xuất làm tốt cũng chỉ cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/năm, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu này thì không thể nuôi sống được gia đình. Sở dĩ nhà anh Tiến trụ lại được là do vợ đi làm công nhân ở công ty, còn anh đi làm ở nhà máy keo băm. Cây leo, cỏ dại bám kín cửa sổ của những căn nhà không người ở. Ảnh: Lê Dương

Mỗi hecta đất rừng sản xuất làm tốt cũng chỉ cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/năm, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu này thì không thể nuôi sống được gia đình. Sở dĩ nhà anh Tiến trụ lại được là do vợ đi làm công nhân ở công ty, còn anh đi làm ở nhà máy keo băm. Cây leo, cỏ dại bám kín cửa sổ của những căn nhà không người ở. Ảnh: Lê Dương

Hàng chục ngôi nhà bỏ hoang ở cụm số 2 và 3. Ảnh: Lê Dương

Hàng chục ngôi nhà bỏ hoang ở cụm số 2 và 3. Ảnh: Lê Dương

Những ngôi nhà nằm lọt thỏm dưới tán cây không có người ở tạo nên khung cảnh hoang tàn. Ảnh: Lê Dương

Những ngôi nhà nằm lọt thỏm dưới tán cây không có người ở tạo nên khung cảnh hoang tàn. Ảnh: Lê Dương

Lê Dương

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/hoang-tan-noi-lang-thanh-nien-lap-nghiep-ky-vong-mot-thoi-o-xu-thanh-2309570.html