'Hoàng tử Vladimir' khiến Mỹ sợ nhất trong bộ 3 hạt nhân
Trong bộ 3 hạt nhân của Nga (máy bay tầm xa, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm hạt nhân), Mỹ thừa nhận ngầm của Moskva đáng ngại nhất.
Tuyên bố được Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, James Foggo đưa ra khi nói về sức mạnh tấn công ngầm đáng sợ của Nga, đặc biệt là tàu ngầm thế hệ mới mang tên Hoàng tử Vladimir.
Trong cuộc họp báo mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: "Chúng ta đã làm rất nhiều việc để hiện đại hóa tiềm năng tên lửa hạt nhân của Nga, của các lực lượng vũ trang Nga. Với lực lượng hải quân, Nga đã đưa vào chế tạo những tàu ngầm hạt nhân chiến lược tối tân được trang bị những loại tên lửa loại mới".
Theo James Foggo, trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga được Tổng thống Putin nhắc đến, lực lượng tàu ngầm Hải quân có hiệu quả nhất, khả năng hoạt động độc lập và bí mật cao. Tàu ngầm không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, và có thể thực hiện nhiệm vụ cách xa bờ biển nước Nga hàng ngàn dặm.
"Lực lượng tàu ngầm được trang bị công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả và thiện chiến của Nga là một thách thức đối lớn với Mỹ ở Đại Tây Dương. Nga đang nhanh chóng lấp đầy khoảng cách công nghệ so với Mỹ.
Quốc gia này đã tạo ra tạo ra một lực lượng quân đội hiện đại để khắc chế ưu thế và khai thác điểm yếu của chúng ta-đây là hình ảnh thu nhỏ của một cuộc chiến bất cân xứng.
Nga đang nhanh chóng xây dựng-phát triển tàu ngầm ngày càng hiện đại, hoạt động êm hơn và tàu khu trục được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Chớ xem thường, đó là nền tảng sinh ra thách thức to lớn để chúng ta có thể đối phó với công nghệ tàng hình ưu việt của họ.
Ưu thế rõ ràng mà chúng ta từng tận dụng trong chiến tranh tàu ngầm thời kỳ Chiến tranh lạnh đang dần bị suy yếu. Tàu ngầm Nga ngày càng hiện đại hơn, và do đó, một lần nữa chúng ta phải vật vã chạy đua công nghệ vũ khí với Nga", ông James Foggo nhận định.
Ông này cho biết thêm rằng, trong những tàu ngầm tối tân hiện nay của Nga, đáng sợ nhất là tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Hoảng tử Vladimir bởi chỉ cần mình con tàu này cũng đủ sức phá hủy toàn bộ bờ biển phía đông Mỹ.
Nhờ khả năng lặn ở độ sâu tới hơn 400 mét (tàu ngầm hạt nhân Mỹ lặn tối đa hơn 300 mét) cũng như có độ ồn nhỏ nên hầu như chúng không thể bị phát hiện bởi các hệ thống phòng thủ của đối phương.
Hoàng tử Vladimir mang theo mình 16 tên lửa chiến lược R-30 Bulava, mỗi tên lửa trong đó đều mang đến một mối đe dọa nghiêm trọng đối với kẻ thù tiềm năng. Tên lửa Bulava có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, tầm bắn tối đa gần 10.000 km.
Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với khả năng cơ động cao, cho phép chúng vượt qua nhiều lá chắn tên lửa đạn đạo của kẻ thù tiềm năng. Ngoài tên lửa đạn đạo, Hoàng tử Vladimir còn được trang bị 8 ống phóng với 40 ngư lôi hoặc tên lửa hành trình.
Với sự có mặt của tên lửa hành trình Kalibr, giúp cho Hải quân Nga có thể tiêu diệt được các mục tiêu mặt đất và có độ chính xác cao. Tên lửa Kalibr, một yếu tố quan trọng trong nỗ lực của Nga nhằm giảm phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân và làm tăng độ chính xác của vũ khí tầm xa.
Ngoài ra, Nga còn phát triển cả tên lửa siêu thanh để tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào lực lượng hạt nhân. Hiện nay Nga đang tích cực thực hiện chương trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của mình và điều này có thể khiến Mỹ và các đồng minh gặp nguy hiểm, vịu đô đốc Mỹ cho biết thêm.