Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ, là một trong số ít các loại máy bay chiến đấu, chuyên làm nhiệm vụ gây nhiễu và có khả năng tìm diệt các đài radar của đối phương, bằng tên lửa chống bức xạ.
Nhiệm vụ này được gọi là chế áp hệ thống phòng không của đối phương (SEAD). Về cơ bản, nếu một lực lượng không quân hiện đại, muốn tấn công một đối thủ có hệ thống phòng không mạnh, thì lực lượng này cần một phương tiện SEAD hiệu quả; để tránh những tổn thất không đáng có.
Máy bay EA-18G Growler có nguồn gốc từ máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet, nên có tốc độ nhanh hơn, khả năng cơ động tốt hơn và được trang bị các thùng gây nhiễu mạnh hơn, được trang bị trên các máy bay vận tải và tấn công trước đây.
Trang bị của EA-18G Growler đã đóng góp thêm hỏa lực để tấn công mục tiêu trong các nhiệm vụ; đồng thời có tốc độ theo kịp các máy bay chiến đấu, mà nó có nhiệm vụ hộ tống; đồng thời có khả năng tiếp cận gần hơn với hệ thống phòng không của đối phương.
Các kỹ sư hàng không của Trung Quốc chưa bao giờ tự hào về phát minh của họ, mà thường là sao chép ý tưởng của nước ngoài, và sửa đổi để phù hợp với “đặc điểm của Trung Quốc”. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, khi họ đã tạo ra một chiếc máy bay Growler mang “màu sắc Trung Quốc”.
Máy bay đang được đề cập, là một biến thể của máy bay tấn công J-16 Red Eagle hai chỗ ngồi, đây là bản sao của Trung Quốc từ máy bay chiến đấu Su-30MKK Flanker của Nga. J-16 hai chỗ ngồi gần như tương đương với F-15E của Mỹ, nhưng được trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (AESA), công nghệ radar hiện đại nhất hiện nay trên máy bay chiến đấu.
Biến thể tiêm kích J-16D, chữ “D” trong tên gọi, bắt nguồn từ từ tiếng Trung, "Dianzi" có nghĩa là “Điện tử”, đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/12/2015. J-16D đã bị loại bỏ khẩu pháo 30 mm và cảm biến hồng ngoại, do đây không phải là máy bay tham gia các cuộc không chiến tầm ngắn.
Thay vào đó, bố trí một số ăng-ten và các mảng tác chiến điện tử dọc theo thân máy bay. Vòm che mũi của J-16D được định hình lại, để chứa radar AESA tiên tiến hơn; quan trọng nhất, các thùng (pod) tác chiến điện tử, được gắn trên đầu cánh tương tự như pod ALQ-218 của Mỹ, trên đầu cánh của EA-18G Growler.
Những pod này là những cảm biến điện từ, có thể phân tích tần số radar và giúp xác định vị trí của các thiết bị phát sóng radar; những dữ liệu sẽ rất hữu ích cho cả việc gây nhiễu radar và xác định tọa độ mục tiêu để phá hủy chúng.
Ngoài hai thùng tác chiến điện tử ở đầu cánh, dưới cánh chính của J-16D có các mấu treo vũ khí; J-16D cũng trang bị các loại tên lửa bức xạ chống radar và các loại tên lửa gây nhiễu tiêu cực (tên lửa chứa các sợi giấy bạc thiếc). Mỗi cánh có thể mang từ hai đến ba tên lửa như vậy.
Ngay cả khi mang tải trọng tối đa các thiết bị tác chiến điện tử, J-16 sẽ vẫn dư 6 trong 12 điểm cứng có thể mang vũ khí. Trung Quốc có ba loại tên lửa chống bức xạ (ARM) khác nhau, được thiết kế để bám theo radar của đối phương, có thể trang bị trên J-16D.
Loại tên lửa chống bức xạ CM-103, có tầm bắn 60 km và đủ chính xác để tấn công các mục tiêu hải quân và mặt đất bằng đầu đạn nặng 80kg. Trung Quốc cũng có một bản sao của tên lửa Kh-31P của Nga, được gọi là YJ-91, có tầm bắn xa hơn một chút và cũng có khả năng chống tàu nổi.
Cuối cùng là loại tên lửa bức xạ có tên LD-10 ARM, có nguồn gốc từ tên lửa phòng không PL-12. Tất nhiên, J-16D có thể mang hầu hết các loại vũ khí trang bị khác, mà máy bay chiến đấu J-16 có thể mang theo, trên cánh của nó.
Hiện nay Trung Quốc cũng có một số máy bay chiến đấu khác có khả năng tác chiến điện tử, trong đó có mẫu tiêm kích bom JH-7 hai chỗ ngồi. Hiện Trung Quốc có khoảng 240 chiếc JH-7, phục vụ trong Lực lượng Không quân và Không quân Hải quân PLA.
JH-7 có khả năng hoạt động tầm xa và tốc độ tối đa Mach 1,75 và có thể mang theo khối lượng vũ khí khoảng 9 tấn, bao gồm cả tên lửa chống radar. Cả JH-7 bản gốc và JH-7A nâng cấp, đều đã có phiên bản tác chiến điện tử, với các pod gây nhiễu, cùng nhiều thiết bị gây nhiễu khác.
Tuy nhiên, JH-7 thiếu thiết bị tác chiến điện tử được tích hợp trong khung máy bay; và do đó, nó chỉ là một máy bay được vận dụng làm máy bay tác chiến điện tử, chứ không phải thiết kế chuyên dùng cho mục đích tác chiến điện tử, như của J-16D.
Ngoài ra Trung Quốc còn một số nhỏ máy bay tác chiến điện tử chiến thuật, bao gồm vài chục chiếc Y-8GX và Y-9GX. Máy bay tác chiến điện tử HD-6, dựa trên máy bay ném bom H-6, hay UAV Xianglong “Soaring Dragon” cũng có thể được ứng dụng làm thiết bị gây nhiễu chiến thuật.
Hải quân Trung Quốc cũng có ý định biến chiếc J-15 hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông thành máy bay tác chiến điện tử chuyên biệt như EA-18G Growler của Mỹ; nhưng do hai tàu sân bay trên sử dụng phương pháp cất cánh nhảy cầu, nên những chiếc J-15D không thể mang đủ tải.
Câu hỏi đặt ra là những chiếc J-16D có thể thực sự đối đầu với hệ thống phòng không của đối thủ nào? khi mà các nước láng giềng với Trung Quốc đều có khả năng chống áp chế điện tử cực mạnh.
Tuy nhiên, máy bay tác chiến điện tử của Trung Quốc, có thể được định hướng nhiều nhất, trong việc chống lại các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, vốn được trang bị tên lửa hải đối không SM-2, SM-6 và Sea Sparrow, có khả năng bắn hạ cả máy bay và tên lửa.
Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng, tiêm kích bom JH-7, khi sử dụng kết hợp tên lửa chống radar YJ-91 và tác chiến điện tử, sẽ gây ra “cơn ác mộng” cho các tàu chiến, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ và đồng minh?
Tất nhiên, chỉ sử dụng gây nhiễu radar, không phải là “phương thuốc chữa bách bệnh”, trong việc làm vô hiệu hóa hệ thống phòng không đối phương; mà việc gây nhiễu, chỉ làm giảm phạm vi phát hiện và khóa mục tiêu hiệu quả của radar đối phương, khiến tên lửa hoặc máy bay tấn công, có thêm khả năng áp đảo hệ thống phòng thủ mà thôi.
Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi cán cân quyền lực quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Việc đưa vào sử dụng máy bay tác chiến điện tử chuyên biệt J-16D cho thấy, Quân đội Trung Quốc quan tâm đến việc phát triển các máy bay chuyên dụng, sẽ cung cấp cho họ khả năng tác chiến trên không, giống như của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh tàu sân bay Sơn Đông - Thứ vũ khí được Bắc Kinh quảng cáo là sức mạnh vượt trội - nhưng thực tế lại có quá nhiều khiếm khuyết. Nguồn: CCTV.
Tiến Minh