Học thuyết Sinatra – bước đi định mệnh làm tan rã khối quân sự Warszawa

Việc thông qua học thuyết Sinatra là bước đi định mệnh làm tan rã Tổ chức Hiệp ước Warszawa, một trong những khối quân sự mạnh nhất trong lịch sử.

“I did it my way” (tạm dịch: Tôi đã làm theo cách của mình”), đó là lời bài hát do ca sỹ người Mỹ Frank Sinatra thể hiện. Nhân vật trữ tình trong ca khúc này tựa như đang tổng kết lại cuộc đời sắp kết thúc của mình và phát hiện ra rằng, thành tựu chính của mình là đã hành động theo cách mà mình cho là cần thiết. Nhân vật đã đề xuất chính điều này với các đồng minh Liên Xô, khi vào năm 1989, đường lối đối ngoại mới đã được chính thức thông qua. Đường lối này ngay lập tức được đặt tên là “Học thuyết Sinatra”.

Điều trớ trêu là, nhờ có nội dung thích hợp nên bài hát của ca sĩ người Mỹ này thường được thể hiện tại các lễ tang. Nó đã trở thành bản ghi âm cho cả những lễ đưa tiễn khác, trong khi việc thông qua học thuyết Sinatra được coi là bước đi định mệnh làm tan rã Tổ chức Hiệp ước Warszawa, một trong những khối quân sự mạnh nhất trong lịch sử.

 Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: RIA Novosti archive / Yuryi Abramochkin / CC-BY-SA 3.0.

Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Ảnh: RIA Novosti archive / Yuryi Abramochkin / CC-BY-SA 3.0.

Huynh đvũ trang

Ngày 14-5-1955, tròn 10 năm sau Chiến thắng phát-xít Đức, tại thủ đô Warszawa (nạn nhân bị xâm lược đầu tiên của Hitler), đã ký kết một văn kiện lịch sử. Đại diện 8 nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) là Albania, Bulgaria, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), Ba Lan, Romania, Liên Xô và Tiệp Khắc, đã ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Đây là động thái đáp trả của phe XHCN đối với việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng lần thứ hai, khi kết nạp thêm Tây Đức. Việc triển khai quân đội NATO ngay tại biên giới thuộc khu vực ảnh hưởng của Liên Xô là tín hiệu đáng lo ngại và cần có phản ứng ngay lập tức. Vì vậy, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Warszawa trở thành một sự đảm bảo cho nguyên tắc đồng đẳng quân sự, cũng như nhằm duy trì hòa bình ở khu vực châu Âu. Bởi lẽ, đứng sau đất nước Albania nhỏ bé nằm giữa các nước tư bản và quốc gia trung lập là toàn bộ sức mạnh của khối XHCN với quân số lên đến hàng triệu binh sĩ.

Việc so sánh các học thuyết, cũng như việc bố trí nhân lực và phương tiện kỹ thuật quân sự đã nói lên tính chất khác biệt của hai tổ chức quân sự này. Nếu NATO được biết đến là một khối quân sự phần lớn có tính chất tấn công, thì học thuyết của Tổ chức Hiệp ước Warszawa chủ yếu là mang tính phòng thủ. Thậm chí, sự kiện đáng buồn “Mùa xuân Praha” năm 1968 hoàn toàn phù hợp với logics nội tại của tổ chức này. Những sự kiện ở Tiệp Khắc xảy ra trước khi đưa quân vào được nhiều nhà lãnh đạo Cộng sản, như Vladislav Gomulka (Ba Lan) và Walter Ulbricht (Cộng hòa Dân chủ Đức), công khai gọi là phản cách mạng. Bản thân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev tại Đại hội Đảng Cộng sản Ba Lan năm 1968 cũng bày tỏ quan điểm đối ngoại chính thức của khối quân sự Warszawa: “Khi các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đang toan tính xoay chuyển một nước XHCN nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa, thì điều này không những trở thành vấn đề của nước đó, mà còn là vấn đề chung và là sự quan tâm của toàn bộ các nước XHCN”. So sánh sự kiện “Mùa xuân Praha” với các sự kiện diễn ra trong những thập kỷ gần đây, có thể nhận định chắc chắn một điều rằng, đây là cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạng màu, nhưng do chưa được tính toán kỹ lưỡng nên đã thất bại. Theo cách nói hiện nay, quân đội của Tổ chức Hiệp ước Warszawa tại Tiệp Khắc đã thực thi nhiệm vụ “khôi phục trật tự hiến pháp”.

Còn lại thì hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Warszawa được thể hiện qua việc tiến hành tập trận quy mô lớn định kỳ trên lãnh thổ tất cả các nước thành viên. Theo ý đồ của ban lãnh đạo Tổ chức, việc phô trương sức mạnh chiến đấu của khối XHCN là nhằm buộc NATO một lần nữa không được khiêu khích, tránh để xảy ra chiến tranh hạt nhân. Cuộc tập trận có quy mô lớn mang tên “Huynh đệ vũ trang-80” với sự tham gia của quân đội tất cả các nước thành viên (ngoại trừ Albania trước đó đã rút khỏi khối) đã diễn ra trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Đức dưới sự chỉ huy của tướng Đức H. Hoffmann. Kéo dài hơn 4 tháng là cuộc tập trận mang tên “Lá chắn-82” (trong sử liệu học của Hoa Kỳ được biết đến với tên gọi là “Cuộc chiến tranh hạt nhân 7 giờ”), trong đó diễn tập thuần thục khả năng xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân từ phía Mỹ. Nói cách khác, hình thức phô diễn sức mạnh như vậy dù duy trì hòa bình trong căng thẳng, nhưng cảnh báo cho kẻ thù về hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ.

“Mùa thu của các dân tộc”

Mặc dù trong Tổ chức Hiệp ước Warszawa, về mặt hình thức, tất cả các nước thành viên có quyền bình đẳng, nhưng sự suy giảm ảnh hưởng của Moskva diễn ra trong giai đoạn thực hiện chính sách “cải tổ” đã dẫn đến kết quả thảm hại nhất. Ngày nay, tất cả các nước “huynh đệ vũ trang” cũ đã chuyển sang gia nhập NATO (khối này trong năm 2020 đã lần thứ 8 mở rộng sau khi kết nạp thêm Bắc Macedonia). Tuy nhiên, những tiền đề khiến cho khối XHCN bị sụp đổ đã được chuẩn bị rất lâu trước khi thông qua “học thuyết Sinatra”, mà về bản chất, học thuyết này đưa ra chế tài quá muộn màng, khi quá trình tan rã diễn ra không thể đảo ngược.

Chính phủ Liên Xô không thể nào ngăn cản được cái gọi là “Mùa thu của các dân tộc”, tức là chặn đứng nhiều các cuộc cách mạng chống cộng ở các nước XHCN. Trong vòng vài tháng xảy ra chính biến bất bạo động, chính quyền đã bị thay đổi tại Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Bulgaria. Tình hình còn nghiêm trọng hơn tại Romania, nơi phe ủng hộ và chống đối chính quyền của Ceausescu trở nên xung đột khốc liệt, còn Tổng thống Nicolae Ceausescu thì bị xử bắn cùng vợ. Phía chính quyền Liên Xô không có bất kỳ một phản ứng nào ngay cả sau khi hai miền nước Đức thống nhất. Hơn nữa, các lãnh đạo Liên Xô khi đó thậm chí còn đồng ý để đất nước mình gia nhập NATO.

Mặc dù đã từng có đề xuất giải tán đồng thời NATO và Tổ chức Hiệp ước Warszawa, nhưng vào mùa xuân năm 1991 chỉ mới mới chấm dứt sự tồn tại của khối XHCN. Khi đó đã bắt đầu rút quân ra khỏi Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungary. Những người lính Nga cuối cùng thì rời lãnh thổ Đức dưới thời chính quyền Tổng thống Boris Eltsin.

Hậu quả địa chính trị của việc tan rã Tổ chức Hiệp ước Warszawa liên quan đến không chỉ châu Âu. Trước năm 1991, NATO chính thức không tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang. Tuy nhiên, khi liên minh này trở thành lực lượng quân sự duy nhất trong khu vực, thì họ liên tiếp can dự vào các cuộc chiến tranh đẫm máu tại Nam Tư và Iraq. Vì học thuyết Sinatra, tức là không can thiệp chuyện các nước trong liên minh, nên Liên Xô đã không những đánh mất sự ủng hộ rộng rãi ở châu Âu. Tiếp tục phản ứng dây chuyền sau đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, sau đó một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã dần dần gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

QUỐCKHÁNH (theorussian7.ru)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/thoi-su-quoc-te/doi-song-quoc-te/hoc-thuyet-sinatra-buoc-di-dinh-menh-lam-tan-ra-khoi-quan-su-warszawa-660647