Hôi miệng sẽ biến mất ngay lập tức nhờ những nguyên liệu đơn giản, tự nhiên ngay tại nhà
Có nhiều bí quyết để trị hôi miệng nhưng dưới đây là bí quyết trị hôi miệng bằng nguyên liệu tự nhiên có ngay tại nhà được nhiều người tin tưởng nhất để áp dụng.
Hơi thở hôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tương tác xã hội của mọi người, nhiều người đã không thể chữa khỏi nên có tâm lý ngại ngùng căng thẳng, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong thực tế, hơi thở hôi không khó để chữa khỏi, chọn cách điều trị đúng là "chìa khóa" để loại bỏ bệnh một cách phù hợp nhất.
Trị hôi miệng bằng nước muối
Dân gian hay dùng muối tinh pha với nước để tạo thành hỗn hợp ngừa viêm họng, sâu răng, rát cổ...Không những thế nước muối pha loãng còn là nguyên liệu trị hôi miệng cực hiệu quả.
Bạn chỉ cần đem muối tinh khiết hòa với nước, ngậm nước muối để chữa hôi miệng đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần súc kỹ 30 giây. Đây là giải pháp an toàn và hỗ trợ chăm sóc răng, nhưng bạn cần phải kiên trì mới thấy hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra bạn có thể dùng hỗn hợp muối và cồn để trị hôi miệng tại nhà. Do cồn có tác dụng sát khuẩn cao khi kết hợp với muối ăn sẽ là cách trị hôi miệng tuyệt vời. Một lưu ý nhỏ khi chọn cồn chính là bạn nên dùng loại cồn nhẹ từ 50-70 độ để đảm bảo an toàn cho răng miệng. Bạn dùng một lượng cồn nhỏ cho vào khăn và lau nhẹ vùng chân răng, kẽ răng. Sau đó đánh răng và súc miệng lại bằng nước muối pha loãng.
Trị hôi miệng bằng chanh
Chanh chứa thành phần acid hữu cơ và vitamin C hiệu quả trong việc khử khuẩn trong khoang miệng một cách nhanh chóng. Bạn cần chuẩn bị một quả chanh, rửa và chà sạch phần vỏ. Bạn gọt phần vỏ chanh thật mỏng rồi chia ra nhiều phần nhai thật kỹ. Phần nước cốt chanh, bạn trộn với một ít muối hạt, chải răng và mặt lưỡi mỗi ngày ít nhất 2 lần để mang lại hiệu quả nhất. Kiên trì thực hiện 2 tuần, mùi hôi sẽ được cải thiện đáng kể.
Trị hôi miệng bằng mật ong
Mật ong nguyên chất được xem là nguyên liệu làm đẹp quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Không những thế trong mật ong còn có tính kháng khuẩn cao, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác, mật ong sẽ giúp trị được mùi hôi miệng khó chịu.
Bí quyết trị hôi miệng bằng nguyên liệu tự nhiên có ngay tại nhà- Mật ong kết hợp với quế: Bạn dùng khoảng 20g bột quế pha với 2 muỗng mật ong. Mỗi ngày súc miệng 2-3 lần bằng hỗn hợp này để cải thiện hơi thở có mùi.
- Mật ong kết hợp với nước cốt chanh: Cách đơn giản nhất, bạn pha khoảng 2 muỗng nước cốt chanh + 1 muỗng mật ong và 50ml nước. Mỗi sáng thức dậy, bạn súc miệng thật kỹ hỗn hợp trong vòng 30 giây. Với cách làm này, không những hôi miệng mà ngay cả những bệnh lý về răng miệng không có điều kiện phát triển.
Thường xuyên ăn táo
Một số loại thực phẩm là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi, vì vậy một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là hạn chế ăn chúng. Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao hoặc có hàm lượng fructose cao vì cả hai thứ này khuyến khích sản xuất vi khuẩn.
Đối với một bữa ăn nhẹ nhanh chóng và dễ dàng giúp hạn chế hơi thở hôi, hãy ăn 1 trái táo hoặc 1 cốc sữa chua. Táo có nhiều chất xơ và pectin heteropolysaccharide, kích thích sản xuất nước bọt, hoặc sữa chua sẽ làm giảm vi khuẩn trong miệng.
Trị hôi miệng bằng lá ổi
Bạn rửa thật sạch lá ổi, ngâm chúng qua nước muối tầm 10 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó cho 500ml nước lọc cùng lá ổi vào nồi, đặt lên bếp đun sôi khoảng 15 phút và cho một muỗng muối vào khuấy đều để nguội.
Bước cuối cùng, bạn dùng rây lọc tách bỏ bã, ta sẽ thu được nước cốt, cho vào bình và đậy nắp thật chặt. Để sử dụng lâu, bạn cho nước cốt ổn vào ngăn mát dùng dần. Mỗi ngày dùng một ít để súc miệng vào sáng và tối trước khi ngủ. Trong vòng 3 tuần, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Lưu ý:
- luôn luôn vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và sạch sẽ, không được bỏ qua công đoạn này trong bất kì một ngày nào. Đây sẽ là cách giúp tẩy sạch những vi khuẩn trong khoang miệng của bạn.
- Hạn chế ăn thực phẩm chưa chất béo – ngọt – đậm mùi và nhầy nhờn
- Nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, đi ngoài tối thiểu mỗi ngày 1 lần để đẩy hết chất thải ra ngoài.
- Lưỡi có thể là nơi sinh sản của vi khuẩn có mùi trong miệng và thường bị bỏ qua khi đánh răng. Sau khi đánh răng, hãy sử dụng bàn chải đánh răng để chải lưỡi của bạn. Hoặc sử dụng các sản phẩm cọ lưỡi chuyên dụng sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây mùi.
- Hệ thống tiêu hóa kém cũng dẫn tới tình trạng hôi mồm do ảnh hưởng của viêm dạ dày, táo bón hoặc viêm đại tràng.
- Nếu cảm thấy đắng miệng, rất có thể đó là dấu hiệu mức bilirubin tăng quá mức và có vấn đề về bệnh gan.
- Nếu hơi thở có mùi kim loại, chứng tỏ cơ thể bị ứ đọng chất axit uric, một dấu hiệu đáng ngờ của bệnh thận.
- Nếu hơi thở có mùi thối, đó là dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
- Hơi thở ngọt báo hiệu sự gia tăng glucose trong máu, phổ biến ở những bệnh nhân bị tiểu đường.