Hồi sinh cuộc đời từ những lá phổi mới

Bệnh viện (BV) Phổi Trung ương vừa tổ chức cuộc gặp gỡ đặc biệt mang tên 'Những lá phổi hồi sinh' của những người được ghép phổi vẫn sống khỏe mạn, trong đó có một ca ghép mới nhất vào tháng 4/2024 đến thời điểm này người bệnh đã hồi phục. Thành công của 3 ca ghép phổi đã mở ra niềm hy vọng sống cho hàng nghìn người bệnh mắc các bệnh lý hiểm nghèo về phổi tại nước ta.

Ca ghép phổi mới nhất vào ngày 3/4 tại BV Phổi Trung ương là bệnh nhân Trịnh Thị Hiền, sinh năm 1985, quê ở Bắc Ninh. Trước đó, chị Hiền được chẩn đoán bị tràn dịch màng phổi nặng và một bệnh hiếm gặp là bệnh phổi đột lỗ (còn gọi là bệnh LAM).

Các bs BV Phổi Trung ương đang thực hiện ca ghép phổi vào ngày 3/4/2024

Các bs BV Phổi Trung ương đang thực hiện ca ghép phổi vào ngày 3/4/2024

Theo các chuyên gia, bệnh LAM là sự tăng trưởng không đau của tế bào cơ trơn chung quanh phổi, các mạch máu phổi, mạch bạch huyết và màng phổi. Các triệu chứng là khó thở, ho, đau ngực, và ho ra máu; tràn khí màng phổi tự phát là phổ biến.

Lúc này, các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương đưa ra 2 phương án để can thiệp cho người bệnh. Một là vá lại phổi nhưng phương pháp này chỉ được một thời gian ngắn và nguy cơ bục rất cao nếu hoạt động quá công suất lá phổi. Phương pháp còn lại, là ghép phổi. Nhưng cơ hội này rất mong manh.

Cuối tháng 3, chồng chị Hiền là anh Nguyễn Minh Hạnh đưa vợ về nhà chờ đợi. Đầu tháng 4, cuộc điện thoại từ BV khiến anh tăng thêm niềm hy vọng khi có thông tin có lá phổi hiến từ người cho chết não. Anh gấp rút đưa chị Hiền nhập viện và ngày 3/4, lá phổi mới đã được ghép trong cơ thể vợ.

Cuộc hội ngộ giữa 3 người bệnh được ghép phổi thành công và các y bs BV Phổi TW

Cuộc hội ngộ giữa 3 người bệnh được ghép phổi thành công và các y bs BV Phổi TW

"Khi bệnh nhân tỉnh lại các bác trong đó điện kết nói zalo cho em để gặp qua điện thoại thôi, còn trực tiếp gặp là tháng vừa rồi thôi, không biết nói gì hơn ngoài cám ơn các bác ngành y trong bệnh viện không quản ngại đêm hôm, gian nan đã ghép được thành công cho vợ em", chị Hạnh nói.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc BV Phổi Trung ương, đây là một ca ghép mang lại nhiều thử thách nhất cho đội ngũ thầy thuốc. Ngay cả khi ghép xong, bệnh nhân có tình trạng phổi trái chưa tiếp nhận máu và dinh dưỡng, khó có thể sống được. Phương pháp đặt ra là có thể phải cắt một lá phổi trái. Tuy nhiên, nỗ lực điều trị cùng sự kiên định của cả ê-kíp đã giúp cho lá phổi trái trở lại với chức năng hoạt động bình thường. Từ 2 tuần nay, chị Hiền đã có thể đi lại, ăn uống, tập luyện nhẹ nhàng với 2 lá phổi mới trong lồng ngực.

Ghép phổi là kỹ thuật có nhiều thử thách đặt ra với các y bác sỹ

Ghép phổi là kỹ thuật có nhiều thử thách đặt ra với các y bác sỹ

Tưởng rẳng cuộc sống đã khép lại sau khi ông Nguyễn Xuân Toại, sinh năm 1966 quê ở Thanh Hóa đã ở giai đoạn nguy kịch do căn bệnh viêm phổi kẽ nặng. May mắn đã khiến ông được nhận và ghép phổi vào tháng 6/2020 từ người cho chết não và từ đó, cuộc sống đã trở lại với rất nhiều mong ước và hy vọng. Ông tổ chức được đám cưới cho con trai, chăm lo được ruộng vườn và có cuộc sống bình an, khỏe mạnh sau ca ghép.

"Mong được sống lâu, sống dài, xem sự phát triển của xã hội và của con cháu mình được phát triển đến đâu. Như tôi sống lại lần thứ 2 là nhờ y học, nếu y học chưa phát triển thì năm 2020 bác sỹ đã chẩn đoán tôi chỉ sống được 2, 3 tháng nữa nếu không có phổi ghép là chết, như tôi sống được đến ngày hôm nay tất cả là nhờ y học thôi", ông Toại nói.

Bệnh nhân ghép phổi thành công cùng các lãnh đạo BV Phổi TW

Bệnh nhân ghép phổi thành công cùng các lãnh đạo BV Phổi TW

Là bệnh nhân được “hồi sinh” nhờ 2 lá phổi mới của người cho chết não vào đúng ngày 30 Tết năm nay, cô sinh viên Nguyễn Anh Thư, 21 tuổi, quê ở Phú Thọ đã có một cuộc sống mới khỏe mạnh, tăng 7kg so với trước ghép phổi. Sau gần 8 tháng ghép phổi, cô bé đã trở lại với cuộc sống bình thường, tiếp tục học tập năm thứ 2 tại Trường đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên.

"Gia đình cháu nghĩ rằng đây là cái Tết cuối cùng cháu có mặt trong cuộc đời này, nhưng ngày hnay đây trong lồng ngực cháu là 2 lá phổi mới, cháu được thở, được sống, được đi học và sống với ước mơ của mình. Cháu xin gửi đến bác Lượng và các bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên đã cứu sống cháu, luôn yêu thương, chăm sóc cháu trong suốt thời gian vừa qua", chị Thư cho biết.

Bệnh nhân Phạm Xuân Toại và Nguyễn Hiền Anh Thư vui mừng gặp lại các bác sỹ đã ghép phổi cho mình

Bệnh nhân Phạm Xuân Toại và Nguyễn Hiền Anh Thư vui mừng gặp lại các bác sỹ đã ghép phổi cho mình

Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng cho biết, sự thành công của các ca ghép phổi vừa qua tại BV có sự phối hợp của các BV tuyến đầu trong nước và sự hỗ trợ từ xa của Trung tâm ghép phổi UCSF - là 1 trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Mỹ.

Theo bác sỹ Đinh Văn Lượng, việc các thầy thuốc Việt Nam không ngừng hợp tác, học hỏi, áp dụng những kỹ thuật mới trong y học đã mang lại nhiều cuộc đời mới đầy ý nghĩa cho người bệnh:

"Dấu mốc rất rõ nét là các thầy thuốc của Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được kỹ thuật ghép phổi, có thể ghép phổi một cách thường quy, hoàn toàn quy trình như các nước phát triển thế giới. Giá trị của ghép phổi là giá trị của chăm sóc sau ghép, phải đồng hành liên tục. Những bệnh nhân do phát sinh bệnhkhác phải kiểm soát và điều trị bệnh đó với quy trình cao nhất. Với bệnh nhân khỏe rồi mình phải tạo điều kiện sức khỏe tốt hơn, hội nhập cuộc sống tốt hơn", bác sỹ Lượng nói.

Thúy Ngà/VOV1

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/hoi-sinh-cuoc-doi-tu-nhung-la-phoi-moi-post1123547.vov